5 trường hợp viêm lợi ở trẻ nhỏ cha mẹ không thể không biết.
Viêm lợi ở trẻ nhỏ không phải tình trạng hiếm gặp. Thậm chí là trẻ còn rất dễ bị viêm lợi.
Vậy viêm lợi ở trẻ do đâu, có nguy hiểm không và cách phòng tránh như thế nào?
Nha khoa MiA sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn trong bài viết này nhé. Tin chắc sẽ giúp các ba mẹ chăm sóc răng miệng của bé tốt hơn.
5 trường hợp viêm lợi ở trẻ nhỏ do đâu?
1. Trẻ bị viêm lợi thường khi mọc răng…
Nguyên nhân có thể do
- Dị ứng với thức ăn hoặc sữa.
- Mọc răng.
- Trẻ được vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ.
- Sự hình thành và phát triển của các mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng
Có các triệu chứng như sau:
- Lợi bé chuyển sang màu đỏ thẫm.
- Bé có cảm giác ngứa lợi.
- Xuất huyết lợi.
- Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi trở xuống thường khiến bé chảy nhiều nước dãi, nhất là khi ngủ.
Tuy đây là tình trạng ít nguy hiểm nhất. Nhưng nếu ba mẹ không phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì nó sẽ biến chứng các tình trạng nặng hơn.
2. Viêm nướu do bệnh về máu
Thông thường với những bạn nhỏ có bệnh về máu thì lượng bạch cầu trung tính giảm. Khiến lợi bị viêm sưng và tổn thương nhanh chóng. Bởi lợi là 1 tổ chức biểu mô xung quanh răng có cực kỳ nhiều mạch máu.
Cha mẹ có thể nhận biết bằng các biểu hiện như
- Phần lợi ở cả hai hàm của bé chuyển sang màu đỏ rực.
- Lợi dễ chảy máu, ngay cả khi chỉ có một tác động nhẹ.
- Bề mặt lợi xuất hiện những vết loét.
- Trẻ bị thường xuyên bị chảy máu dưới da.
- Tăng tiết nước bọt,…
3. Viêm lợi do vi khuẩn
Những bạn nhỏ có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị viêm lợi do vi khuẩn. Nhất là ở độ tuổi từ 2 đến 5.
Thông thường bệnh sẽ phát và không biểu hiện rõ rệt từ 5 – 7 ngày. Sau đó mới bắt đầu có những dấu hiệu như
- Sưng lợi, lợi xuất hiện các mụn nước, có màu xám bao quanh khiến bé đau đớn. Ngoài ra, mụn nước còn có thể lan ra vùng lưỡi, môi và má trong.
- Khó nuốt.
- Nổi hạch ở cổ.
- Đau đầu.
Nếu cha mẹ điều trị sớm và đúng cách thì bé có thể khỏi bệnh trong khoảng 2 tuần. Và không có biến chứng.
Nhưng nếu quá muộn thì lại có thể vi khuẩn gây ảnh hưởng đến não bộ của bé.
4. Viêm lợi do sử dụng thuốc
Khi trẻ sử dụng 1 vài loại thuốc như
- Thuốc điều trị huyết áp
- Thuốc ức chế miễn dich
- Thuốc chống động kinh
Thì sẽ khiến khoang miệng giảm tiết nước bọt. Đồng nghĩa với vi khuẩn gia tăng và hình thành mảng bám răng.
Ba mẹ có thể thấy bé bị sưng lợi hay còn gọi là sưng bọng răng gây ra cảm giác đau đớn.
5. Trẻ bị viêm lợi và sốt hoại tử
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi này cũng do vi khuẩn, virus xâm nhập vào miệng. Từ đó sinh sôi và phá hủy các mô mềm, mô cứng của lợi.
Nếu bé có cao răng dày thì tình trạng sẽ càng nặng.
Ba mẹ sẽ thấy các dấu hiệu như
- Phần nướu răng của bé bị, sưng đỏ lên, thậm chí có thể nhìn rõ cả mạch máu bằng mắt thường.
- Phần nướu bám vào chân răng bị tụt xuống làm cho chân răng bị lộ ra ngoài, rất mất thẩm mỹ.
- Mảng bám cao răng xuất hiện nhiều, nó có cả trên thân răng và dưới nướu.
Các giai đoạn ủ viêm lợi ở trẻ em
Biểu hiện của trẻ bị viêm lợi giai đoạn đầu
Ba mẹ có thể thấy khi đánh răng bé bị chảy máu.
Khi kiểm tra khoang miệng sẽ thấy vùng lợi bị sưng đỏ rất rõ ràng. Thậm chí trẻ bị nổi cục ở lợi nữa. Bé cũng sẽ có những biểu hiện như ăn ít, chỉ ăn được đồ mềm…
Nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị đúng ở giai đoạn này thì bé sẽ nhanh khỏi hơn. Và cũng khó biến chứng thành mãn tính.
Biểu hiện viêm lợi ở giai đoạn 2
Lúc này lợi không chỉ bị sưng đỏ, mà nó còn dễ chảy máu kể cả không đánh răng. Gây ra những cơn đau nhức khiến bé khó chịu, quấy khóc. Thậm chí là sốt.
Thậm chí có thể sưng bên má có lợi viêm và miệng có mùi hôi.
Điều trị ở giai đoạn này sẽ khó và lâu hơn. Thậm chí nếu điều trị không đúng cách có thể để lại biến chứng sâu răng, viêm tủy. Ảnh hưởng đến men răng và làm răng có màu ngà vàng.

Hỏng men răng do viêm lợi
Cách điều trị viêm lợi ở trẻ nhỏ
Dùng kháng sinh điều trị viêm lợi ở trẻ em
Viêm thì phải sử dụng kháng sinh để chống viêm là việc cần thiết.
Tuy nhiên không phải thích dùng loại nào thì dùng. Ba mẹ nên đưa con đến nha sĩ để thăm khám và lộ trình điều trị sử dụng thuốc hợp lý
Lấy cao răng cho bé
Đây là cách để làm sạch triệt để các khu vực vi khuẩn có thể trú ngụ.
Ba mẹ đưa bé đến nha sĩ để khám và lấy cao răng sạch sẽ. Ngoài ra cũng lập định kỳ đưa bé đi lấy cao răng để tránh tái phát bệnh viêm lợi và hình thành cho bé thói quen chăm sóc răng miệng.
Cách trị viêm lợi tại nhà
Ba mẹ có thể cho bé súc miệng bằng
- Nước muối loãng
- Nước tinh dầu sả loãng
Để làm dịu và giảm tình trạng nhiễm khuẩn ở lợi. Tinh dầu sả còn giúp cải thiện mùi hôi miệng ở trẻ.
Đồng thời hướng dẫn bé sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa. Và đánh răng đúng cách để chống hình thành mảng bám răng.
Tuy nhiên những cách này chỉ áp dụng được ở giai đoạn và tình trạng viêm lợi thông thường.
Phẫu thuật
Sau khi thăm khám mà nha sĩ kết luận viêm lợi đã biến chứng thành viêm nha chu ở trẻ. Thì lúc đó bắt buộc phải phẫu thuật để làm sạch túi và tái tạo mô nha chu quanh răng.
Như thế mới ngăn chặn được hoàn toàn tình trạng lung lay, tụt nướu.
Ghép nướu
Nếu vùng nướu bị viêm nghiêm trọng. Không còn áp dụng được cách điều trị nào khác thì nha sĩ sẽ phải ghép nướu.
Nha sĩ sẽ phải sử dụng 1 mô nướu khỏe để đắp vào nướu đã bị hoại tử.
Trả lại cho bé sự thẩm mỹ cao và không bị ê buốt đau nhức khi ăn uống.
Cách phòng tránh viêm lợi ở trẻ nhỏ
- Cho trẻ đánh răng ngày hai lần (sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ), mỗi lần ít nhất 5 phút.
- Lấy thức ăn thừa ở kẽ răng cho trẻ
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, thay 2 – 3 tháng /lần
- Cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và các chất tốt cho răng, lợi.
- Hạn chế cho trẻ ăn vặt và những đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Đưa trẻ đi để kiểm tra răng miệng thường xuyên, ít nhất 2 lần/năm.
Lời kết
Viêm lợi ở trẻ nhỏ không quá khó để điều trị. Đặc biệt là ở những giai đoạn đầu.
Tuy nhiên nhiều trẻ còn quá nhỏ nên cha mẹ cần chú ý kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên. Để phát hiện bất thường và cho bé đi khám sớm nhất.
Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận. Nha khoa MiA sẽ giải đáp cho bạn sớm nhất nhé.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/