Viêm lợi có mủ phải làm sao nhanh khỏi nhất?
Viêm lợi có mủ phải làm sao hay làm sao để tránh viêm lợi mủ?
Bạn có đang lo lắng như vậy không?
Nếu có thì hoàn toàn bình thường nhé. Bởi lẽ đây là căn bệnh răng miệng đòi hỏi sự kiên trì điều trị từ cả nha sĩ và bệnh nhân.
Vì vậy trong bài này nha khoa MiA sẽ chia sẻ cụ thể với bạn. Giúp bạn biết cách phòng tránh và xử lý nếu không may bị căn bệnh này tìm đến nhé.
Nguyên nhân bệnh viêm lợi có mủ
Vôi răng
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh răng miệng. Các mảng bám là “địa chỉ” lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Gây kích ứng nướu dần dần thành sưng và viêm nướu.
Đánh răng sai cách
Đánh răng quá mạnh bằng bàn chải lông cứng sẽ làm tổn thương nướu, chảy máu chân răng. Lâu dần sẽ làm viêm nướu gây ra viêm nhiễm có mủ.
Ăn chất cay nóng
Cay nóng là những chất rất dễ gây bỏng và sưng nướu. Nếu không phát hiện sớm thì vết bỏng sẽ bị loét ra và viêm xuất hiện mủ.
Mọc răng khôn
Khi bạn mọc răng số 8 thì sẽ thấy sưng tấy, đau nhức do nướu bị tổn thương. Đặc biệt trường hợp răng mọc ngầm mọc lệch thì càng dễ làm lợi bị mưng mủ.
Mọc răng ở trẻ em
Đây là giai đoạn mà nướu rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương dù chỉ là tác động nhỏ nhất. Vì vậy, nhiều yếu tố có hại “tranh thủ” tấn công gây viêm lợi. Thường gặp lúc trẻ ở khoảng 6-7 tuổi.
Dấu hiệu viêm lợi có mủ
Khi lợi bị viêm và có mủ thì có cũng có nghĩa là tình trạng bắt đầu nghiêm trọng rồi bạn nhé. Vậy nên bạn cần chú ý nếu có những dấu hiệu sau thì hãy đến nha khoa để thăm khám và điều trị ngay.
- Nướu bị sưng, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm
- Đau nhức khi tiếp xúc, chảy máu khi chải răng hoặc ăn thực phẩm cay, mặn,…
- Chân răng dài hơn do lợi bị tụt xuống dẫn đến răng lung lay.
- Phần nướu sưng có mủ và hơi thở có mùi khó chịu
- Sốt nhẹ và mệt mỏi do mất ngủ, ăn uống không ngon.
Viêm lợi có mủ phải làm sao?
Viêm lợi có mủ tình trạng nhẹ, mới
Nếu bạn phát hiện sớm ở ngay giai đoạn này. Thì nha sĩ sẽ cạo vôi răng để loại bỏ “tổ” của vi khuẩn. Sau đó kê cho bạn 1 số loại thuốc kháng sinh chống sưng viêm.
Bạn cùng cần tự thực hiện các việc như
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng nha khoa để sát khuẩn và giảm sưng
- Sử dụng bàn chải lông mềm chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu
- Ăn thức ăn mềm, không quá nóng hoặc quá lạnh
- Hạn chế thức ăn có vị chua, cay, mặn vì dễ kích ứng nướu
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C
Viêm chân răng có mủ giai đoạn nặng
Công việc cần thiết đầu tiên vẫn là cạo sạch vôi răng. Và sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm.
- Nếu sưng nướu do răng khôn thì cần phải nhổ răng khôn để xử lý triệt để.
- Nếu viêm nướu diện rộng thì cần thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ nha chu tổn thương. Sau đó nếu cần thiết thì sẽ ghép thêm vạt nướu để giữu răng không bị lung lay gây mất răng.
Viêm lợi có mủ kiêng ăn gì?
1 số loại thực phẩm bạn cần kiêng khem khi bị viêm lợi mủ như
- Đường, tinh bột:
- Đồ ăn cay nóng và quá lạnh
- Các loại thức ăn cứng
- Đồ ăn có vị chua
- Các loại chất kích thích như trà, cà phê
- Các loại thịt sợi dài và dai
Đây là các loại thực phẩm dễ gây bỏng rát, tăng mảng bám và tổn thương nướu. Từ đó làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Viêm lợi có mủ ở trẻ em phải làm gì?
Với trẻ em khi bị viêm có mủ thì cũng sẽ chia gia đoạn điều trị nhẹ và nặng như người lớn phía trên MiA đã nói. Tuy nhiên trẻ em có nhiều thói quen xấu như
- Ngậm tay
- Ăn bánh kẹo nhiều
- Vệ sinh răng miệng không sạch
- Lười uống nước….
Thì ngoài việc đưa trẻ đến nha khoa điều trị. Cha mẹ cần chú ý theo dõi và nhắc nhở con những việc trên để quá trình điều trị nhanh chóng hơn
Có nên áp dụng cách trị sưng nướu răng có mủ tại nhà?
Như nha khoa MiA đã nói bên trên. Khi viêm nướu đã có mủ là tình trạng bắt đầu nghiêm trọng.
Nếu bạn cố gắng sử dụng những cách dân gian để điều trị tại nhà. Thì có thể dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn. Mủ và ổ vi khuẩn ở vôi răng không được làm sạch khiến bệnh càng nặng hơn, thậm chí có thể nhanh chóng lây lan sang răng khác.
Thay vào đó hãy đến nha khoa sớm nhất.
Tại đó nha sĩ sẽ thăm khám cụ thể bằng trang thiết bị y tế và máy móc hiện đại. Như vậy mới đảm bảo biết rõ
- Tình trạng viêm đang ở giai đoạn nào
- Viêm đã lây lan đến vùng nướu nào
Đồng thời làm sạch vôi răng triệt để. Xử lý tận gốc ổ vi khuẩn thì mới giải quyết triệt để được vấn đề viêm nướu.
Có nên nặn mủ chân răng?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG.
Bởi khi bạn nặn mủ ra chắc chắn sẽ kèm theo máu. Từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể. Gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết cực kỳ nặng nề, thậm chí có thể gây viêm mô tế bào làm tắc nghẽn đường thở.
Còn nếu nhẹ.
Thì khi nặn mủ ra khiến mủ dính ra những răng bên cạnh, lây lan viêm lợi nhanh hơn.
Khi tự nặn ở nhà thì bạn cũng không đủ trang thiết bị và điều kiện để nhìn rõ hàm răng của mình để xử lý triệt để. Dẫn đến viêm bị tái đi tái lại.
Cách phòng tránh viêm lợi có mủ
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách sau
Điều chỉnh cách đánh răng
Ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm thay cho bàn chải lông cứng. Bạn tham khảo cách chọn bàn chải đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng.
Cộng thêm sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước…. để làm sạch mảng bám răng sau mỗi bữa ăn.
Ngậm nước muối
Nước muối cực kỳ dễ kiếm, dễ dùng, lành tính nhưng lại có hiệu quả điều trị cao.
Thay vì bạn tự pha nước muối thì hãy mua 1 chai nước muối sinh lý ở hiệu thuốc. Xúc miệng và ngậm 10 – 15 phút ngày 2 lần để tiêu diệt vi khuẩn và khống chế lây lan.
Bổ sung vitamin C và D
Đây là biện pháp nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống tác nhân gây bệnh bảo vệ sức khỏe răng miệng rất tốt. Bạn có thể bổ sung vitamin C và D thông qua thực đơn giàu rau xanh, hoa quả,…
Lời kết
Viêm lợi có mủ phải làm sao thì tin chắc bạn đã nắm rõ qua những chia sẻ của nha khoa MiA rồi nhỉ. Nếu còn thắc mắc hay có câu hỏi nào khác hãy để lại bình luận MiA sẽ giải đáp sớm nhé.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/