5 vấn đề răng miệng thường gặp khi mang thai và cách xử lý.

Tác giả: admin * Tham vấn y khoa: Chuyên gia Nha Khoa Quốc Tế Mia 05/01/2022

Vấn đề răng miệng thường gặp khi mang thai là gì?

Suốt 9 tháng mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe toàn thân, sức khỏe răng miệng.

bệnh răng miệng của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Vì vậy mẹ bầu cần nắm rõ những vấn đề nha khoa MiA chia sẻ dưới đây.

Để có phương án thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

5 vấn đề răng miệng thường gặp khi mang thai

1. Viêm nướu (lợi) khi mang thai

Nướu răng trong thời kỳ mang thai rất nhạy cảm. Thậm chí bạn có thể thấy nướu đỏ hơn bình thường và dễ chảy máu khi đánh răng.

Thậm chí có 1 số mẹ bầu còn bị sưng lợi và chảy máu nghiêm trọng.

Nguyên nhân là do sự gia tăng nồng độ hormone progesterone trong cơ thể cao gấp 10 lần so với bình thường. Một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu.

Ngoài ra

Hệ thống miễn dịch của mẹ bầu cũng thay đổi so với bình thường nên phản ứng của cơ thể với vi khuẩn gây viêm nướu cũng khác đi.

Đây là căn bệnh viêm nướu rất thường gặp ở phụ nữ bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Và có thể nặng hơn vào tháng thứ 8.

Sau khi sinh thì hiện tượng này sẽ dần cải thiện và biến mất.

vấn đề răng miệng thường gặp khi mang thai

2. U hạt thai nghén

Hay còn gọi là u nhú nướu. Bệnh thường xuất hiện trong khoảng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6.

Mẹ bầu có thể nhìn thấy khối u màu đỏ hoặc hồng ở trên nướu. Rất dễ chảy máu.

1 số trường hợp còn có điểm tăng sản, nướu có màu xỉn hoặc hồng nhạt và bề mặt thô ráp.

Đây không phải bệnh ung thư.

Và cũng chẳng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu mà chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới vệ sinh răng miệng.

Bệnh sẽ tự biến mất sau khi sinh.

Nếu sau sinh u không biến mất thì bạn buộc phải phẫu thuật cắt nướu để tái tạo thẩm mỹ cho bệnh nhân.

3. Mòn răng

Với những mẹ bầu có tình trạng ốm nghén nặng, nôn mửa thường xuyên thì sẽ nhanh chóng bị mòn men răng, đặc biệt ở mặt trong của răng cửa.

Sau khi nôn, mẹ bầu không nên chải răng ngay vì lượng acid còn trong miệng sẽ nhanh làm răng bị mòn. Thay vào đó nên súc miệng bằng hỗn hợp backing soda với nước để trung hoa acid trong miệng.

Ngoài ra cần thăm khám nha sĩ để có phương án chống ăn mòn men răng.

vấn đề răng miệng thường gặp khi mang thai

4. Sâu răng

Bệnh này gặp ở rất nhiều người, nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên phụ nữ mang thai thì dễ bị sâu răng hơn.

Nguyên nhân có thể do sự thay đổi trong chế độ ăn uống.

Mẹ bầu có thể ăn vặt nhiều hơn, ăn nhiều bữa hơn nhưng tần suất vệ sinh răng miệng vẫn thế. Acid trong miệng tăng do nôn mửa gây khô miệng, sâu răng…

Xem ngay Bà bầu bị sâu răng có hàn được không?

5. Chảy máu răng

Do sự gia tăng của các hormone trong thai kỳ là estrogen và progesterone. Từ đó khiến cho mẹ bầu dễ bị chảy máu hơn so với bình thường.

Điều này cũng khiến mẹ bầu ngại đánh răng và lâu dần làm tích tụ mảng bám vi khuẩn gây sâu răng.

vấn đề răng miệng thường gặp khi mang thai

Lưu ý chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu cần được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng. Đặc biệt cần bổ sung 1200 – 1500mg canxi mỗi ngày để giúp xương của mẹ và bé chắc khỏe.

Ngoài ra

Cần bổ sung nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa hạt, phô mai, vitamin A,C,D….

Như vậy cũng giúp hạn chế các vấn đề răng miệng cho mẹ. Đồng thời giúp răng miệng của bé sau này phát triển hoàn hảo.

Vệ sinh răng miệng

  • Đánh răng đầy đủ 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm trong 2 phút cùng với kem đánh răng có chứa Fluoride.
  • Thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần hoặc nếu lông bàn chải xơ cứng thì có thể thay sớm hơn. Khi lông bàn chải xơ cứng thì khả năng làm sạch răng sẽ giảm đi, và có thể kích thích chảy máu nướu.
  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám nằm ở cổ răng hoặc kẽ răng mà bàn chải không thể chạm đến các kẽ răng và một phần cổ răng dưới lợi.

Đây là những việc nên làm để tránh phát sinh bệnh răng miệng khi mang thai nhé.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng nước súc miệng thì đừng bỏ qua bài nước súc miệng nào dùng được cho bà bầu nhé.

Khám răng

Khi đi thăm khám nha khoa bạn cần nói rõ cho nha sĩ nếu đang có thai để được sắp xếp khám dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu cần tránh chụp X-quang, đặc biệt trong 3 tháng đều tiên.

Bởi nó có thể làm xáo trộn quá trình phát triển của bào quan, gây dị tật ở thai nhi.

Và cũng không được tự ý dùng thuốc khi có bệnh răng miệng mà phải theo chỉ định của nha sĩ.

Bạn xem thêm: 5 lưu ý khi điều trị nha khoa khi mang bầu nhé.

Theo dõi các triệu chứng răng miệng bất thường

Trong giai đoạn mang bầu sẽ có rất nhiều thay đổi. Nếu bạn thấy có bất cứ thay đổi nào trong miệng khi mang thai hãy đến thăm khám nha sĩ ngay.

Để được tư vấn và điều trị kịp thời.

phụ nữ mang thai có trám răng được không 3

Lời kết

5 vấn đề răng miệng thường gặp khi mang thai có thể gặp ở bất cứ mẹ bầu nào. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, đây đều là những biểu hiện nhẹ và có thể điều trị dứt điểm nhé.

Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận cho MiA nhé.

NHA KHOA MIA – GỬI NIỀM TIN TRAO NỤ CƯỜI

Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.

Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.

Hotline: 098 52 72 668

Hoặc inbox ở Fanpage: https://wwwfacebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/


    Đăng ký tư vấn miễn phí