Trước khi nhổ răng khôn nên ăn gì và làm gì để không đau, nhanh lành.
Trước khi nhổ răng khôn nên ăn gì và làm gì để vừa đỡ đau, ổn định tâm lý. Nói chung là thoải mái nhất khi đi nhổ răng?
Nha khoa MiA biết có rất nhiều bạn dũng cảm. Coi việc nhổ răng nhẹ tựa lông hồng. Thì sẽ chả có gì phải lo lắng.
Nhưng cũng có rất nhiều bạn mà cứ nói động đến răng miệng là ngại. Vì vậy MiA sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chuẩn bị tâm lý và sức khỏe trươc khi nhổ răng khôn nhé.
Trước khi nhổ răng khôn nên ăn gì?
Trước khi nhổ răng bạn cần
- Ăn thêm nhiều trái cây
- Bổ sung đa dạng các loại thịt, cá
- Uống nhiều nước
- Kiêng rượu, bia, thuốc lá… ít nhất là 1 ngày trước khi nhổ răng. Sẽ khiến thuốc tê ít tác dụng và chảy máu nhiều, lâu hơn.
- Ăn nhẹ trước khi nhổ răng khoảng 1 tiếng để giữ lượng đường trong máu ổn định. Tuy nhiên không nên ăn quá no, bởi 1 số bạn sau khi gây tê, gây mê sẽ dễ buồn nôn.
Nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng?
Thông thường khi đi nhổ răng, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng buổi sáng.
Bởi buổi sáng là lúc tinh thần và cơ thể thoải mái nhất sau 1 đêm nghỉ ngơi. Thì với nội dung bên trên MiA cũng đã gián tiếp trả lời cho bạn rồi. Hãy ăn 1 bữa nhẹ trước khi nhổ răng khoảng 1 tiếng nhé.
Đảm bảo bạn không bị tụt huyết áp khi nhổ răng.
Sau khi nhổ răng nên làm gì cũng là điều bạn cần nắm rõ để giảm đau và lành thương nhanh nhé.

Rau củ – thịt cá là nguồn dinh dưỡng cực cần thiết cho sức khỏe
Trước khi nhổ răng nên làm gì?
Ngoài việc ăn uống để bồi bổ sức khỏe. Thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm những việc khác để tinh thần thoải mái nhất.
Vệ sinh khoang miệng
Ngoài việc đánh răng, súc miệng thường xuyên để làm sạch khoang miệng. Tránh bị viêm nhiễm gây đau nhức và cản trở việc nhổ răng.
Thì bạn có thể đi lấy cao răng và mảng bám tại phòng nha. Để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ nhất có thể. Tạo môi trường vô trùng khi nhổ răng, tránh làm vi khuẩn xâm nhập vào ổ răng sau khi nhổ.
Ngủ đủ giấc
Vào buổi sáng khi đi nhổ răng. Bạn nên ngủ đủ giấc, giữ tinh thần vui tươi nhất có thể.
Nếu bạn mệt mỏi và căng thẳng thì dễ dẫn đến mất kiểm soát sức khỏe. Bạn có thể gặp biến chứng dễ hơn.
Còn nếu bạn vui vẻ, thoải mái thì nhổ răng cũng an toàn và nhanh lành thương hơn.
Rủ người thân đi cùng
Việc rủ bạn bè, người thân đi cùng có thể sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Chả hạn như trong lúc chờ nhổ răng cùng nhau ngồi chém gió 🙂 .
Ngoài ra thì đối với những bạn sức khỏe yếu. Hoặc quá lo lắng. Thì người thân có thể đưa bạn về hoặc giúp bạn 1 số việc vặt.
Chia sẻ rõ với nha sĩ
Ví dụ như
- Bạn có dị ứng với kháng sinh hay thuốc nào không
- Bạn có tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp hay tim mạch nào không…
- Thậm chí thông tin thai sản, chu kỳ kinh nguyệt…..
Để nha sĩ có phương án và lộ trình nhổ răng thích hợp nhất với sức khỏe của bạn.

Bạn phải hoàn toàn “clear” với nha sĩ để đảm bảo an toàn cho chính mình
Những người không nên nhổ răng khôn?
Như các nội dung bên trên nha khoa MiA chia sẻ. Chắc chắn bạn đã thấy tầm quan trọng của sức khỏe và tinh thần trước khi đi nhổ răng rồi chứ.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào vui vẻ và khỏe mạnh cũng đều nhổ răng được. Và bạn cần nắm rõ để xem mình có thuộc nhóm này không và thông báo với nha sĩ. Để nha sĩ có lộ trình nhổ răng an toàn nhất với bạn.
Người có bênh lý toàn thân
- Người có bệnh lý về máu, thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu.
- Người có bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh ác tính.
- Người có bệnh kinh niên phải dùng thuốc lâu dài.
Người có bệnh tại chỗ
Ví như bạn đang bị nhiễm trùng vết thương hở, đang xạ trị. Vùng nhiễm đã lan từ chân răng xuống xương. Thậm chí có thể lan chéo sang nướu xung quanh.
Thì dù cho nha sĩ có gây tê liều cao thì cũng không giúp bạn giảm đau.
Vậy nên cần điệu trị dứt điểm vết nhiễm trùng trước rồi mới nhổ răng. Để tránh việc nhiễm trùng lây lan vào máu.
Người vừa khỏi bệnh
Bạn vừa ốm dậy thì sức đề kháng còn rất yếu.
Và nếu lại tiếp tục trải qua quá trình nhổ răng nữa thì khả năng cơ thể sẽ rất kiệt quệ. Khả năng cầm máu và lành thương cũng kém hơn khi cơ thể khoản hoàn toàn.
Vậy nên bạn đừng vội vàng, hãy tĩnh dưỡng nghỉ ngơi thêm để khỏe mạnh hoàn toàn hãy đi nhổ răng nhé.
Bạn gái đến kì kinh nguyệt
Trong “ngày dâu” thì hormone của phụ nữa tăng cao và mất máu. Cộng thêm việc nhổ răng lại mất máu nữa.
Sẽ dễ khiến bạn bị choáng và sây sẩm mặt mày. Hơn nữa nếu cố tình nhổ răng vào ngày này thì dễ bị viêm nhiễm và chảy máu kéo dài hơn.
Phụ nữ mang thai
Bà bầu thì có hệ miễn dịch không được tốt nên có thể bị nhiễm trùng cao hơn. Và khi mang bầu thì cũng cần hạn chế sử dụng 1 vài loại thuốc như kháng sinh, giảm đau.
Vậy nên bạn cần khám sức khỏe và hỏi nha sĩ thật kĩ trước khi quyết định nhé.
Người thường sử dụng thuốc
Điển hình là bạn thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu hoặc giảm đau. Thì việc nhổ răng sẽ làm bạn mất nhiều máu hơn.
Thông thường với những bạn như vậy, nha sĩ sẽ yêu cầu ngừng sử dụng thuốc ít nhất 3 ngày trước khi nhổ răng.
Người phẫu thuật tim
Trong vòng 6 tháng nếu bạn phẫu thuật tim. Thì nha sẽ chỉ nhổ răng cho bạn nếu bạn được dùng kháng sinh và chống nhiễm trùng tăng cường. Nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Vậy nên bạn phải nói cụ thể và chi tiết tình trạng sức khỏe của mình với nha sĩ nhé.
Ngoài ra bạn hãy xem thêm bài tư vấn nhổ răng khôn. Để nắm rõ trước khi quyết định.
Lời kết
Trước khi nhổ răng khôn nên ăn gì và làm gì nha khoa MiA đã chia sẻ cụ thể với bạn. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình thì phải luôn phải nói rõ và cụ thể với nha sĩ.
Tránh những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng nhé. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để MiA giải đáp cho bạn nhé.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/