Sâu răng là gì và nên làm gì là an toàn, hiệu quả nhất?
Sâu răng là gì và nên làm gì tốt nhất và an toàn nhất?
Đây là bệnh răng miệng phổ biến. Từ người già tới trẻ nhỏ ai cũng dễ mắc phải và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên theo khảo sát của nha khoa MiA thì nhiều bạn chưa thực sự hiểu về bệnh và tầm nghiêm trọng của nó.
Chính vì thế, để giúp các bạn biết cách tránh đau đớn, biến chứng thì MiA sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết này nhé.
Bệnh sâu răng là gì?
Khi răng bạn bị tổn thương, mất mô cứng thì được gọi là sâu răng. Đó là kết quả của quá trình vi khuẩn ở mảng bám răng phá hủy khoáng và hình thành lỗ nhỏ trên răng.
Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến nhất thế giới.
Đặc biệt ở trẻ em. Bởi đây là đối tượng ăn vặt nhiều và vệ sinh răng miệng không tốt.
Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh có thể nặng thêm và ảnh hưởng đến các lớp sâu bên trong răng.
Biểu hiện của bệnh sâu răng
Có lỗ trên răng
Trên bề mặt nhai của răng bạn sẽ thấy lỗ nhỏ. Trong đó mắc rất nhiều vụn bẩn thức ăn.
Nếu đến nha khoa nạo ngà và lấy hết vụn bẩn thức ăn thì sẽ thấy đáy lỗ rất to.
Sưng lợi và chảy máu
Vi khuẩn tấn công khiến mô nướu nhạy cảm hơn. Nên khi bạn sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng thì dễ có máu chảy ra.
Đồng thời cũng gây tình trạng căng tức khó chịu. Nhai cắn cũng đau.
Đau buốt răng
Khi thức ăn lọt vào hố sâu lại thêm ăn nóng ăn lạnh ăn ngọt thì bạn sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu.
Bởi lẽ, vi khuẩn tấn công khiến cho ngà răng bị bào mòn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến răng dễ bị ê buốt. Cơn đau sẽ khiến người bị giật mình và đau buốt kéo lên đầu rất khó chịu.
Hôi miệng
Chắc chắn. Khi bị sâu răng thì hít hà bằng miệng thôi bạn cũng sẽ tự cảm nhận được mùi hôi miệng của mình.
Đều là di vi khuẩn có điều kiện phát triển quá mạnh.
Thậm chí nó còn có thể gây ra vị đắng trong miệng khiến mất cảm giác khi ăn.
Dấu hiệu nặng
Bạn có thể bị đau sốt nhẹ, răng ê buốt lan sang răng kế cận… Đặc biệt, khi uống thuốc giảm đau người bị không thấy tình trạng này thuyên giảm.
Sâu răng hình thành và phát triển như thế nào?
Sâu men răng
Đây là tình trạng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn sâu răng tạo thành vùng tổn thương rõ rệt. Bắt đầu ăn mòn bề mặt răng.
Lúc này răng có màu vàng nâu hoặc đen.
Bạn cũng sẽ có cảm giác ê buốt và đau nhức ê ẩm ở mức nhẹ.
Sâu ngà răng
Khi này răng bạn xuất hiện nhiều lỗ sâu hơn, lỗ to ra và sâu răng bắt đầu ăn sâu vào trong. Từ đó phá hủy phần men răng còn lại.
Đến lúc này bạn sẽ thấy đau nhức hơn, đặc biệt khi thức ăn lọt vào hỗ sâu.
Bạn có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời trong khi đến nha khoa để điều trị.
Viêm tủy
Lúc này vi khuẩn đã tấn công vào tủy và gây viêm. Lỗ sâu rất to và dễ bị nhét thức ăn vào hơn.
Gây đau nhức liên tục và tăng dần.
Thậm chí nhiễm trùng gây ra áp xe răng, răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm và nguy cơ mất răng cao.
Chết tủy
Viêm tủy nặng khiến nhiều vi khuẩn lây lan gây áp xe và chết tủy.
Giai đoạn này, bệnh nhân sẽ gặp cơn đau dữ dội, phải dùng đến thuốc giảm đau, sưng mặt, là nguyên nhân gây tiêu xương gây mất răng. Một số trường hợp răng chết tủy, hoại tử nặng, không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Tại sao bạn bị sâu răng hàm có lỗ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng kể đến như
- Vệ sinh răng miệng không sạch và không đúng cách
- Ăn đồ ngọt quá nhiều
- Thường xuyên ăn vặt
- Uống ít nước
- Răng bị nứt vỡ do chấn thương nhưng không được hàn lại
- Tụt nướu
- Trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần dẫn đến sâu răng.
Hậu quả của bệnh sâu răng
Phá hủy cấu trúc răng
Cấu trúc răng bị phá hoại gây đau nhức, tình trạng ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn tới việc mất răng.
Khi sâu răng phát triển đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy.
Các lỗ chóp răng vì bị vi khuẩn chèn ép gây chết các dây thần kinh, máu không thể cung cấp cho răng, gây nên tình trạng hoại tử, chết tủy.
Áp xe răng
Vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng gây viêm quanh chóp răng, xuất hiện tình trạng áp xe răng.
Răng sâu thì sẽ gây ra những hạn chế về vấn đề ăn uống, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ảnh hưởng tâm lý
Miệng hôi – Răng có chấm đen, có lỗ hổng…. Khiến bạn mát tự tin khi nói chuyện giao tiếp.
Đồng thời những cơn đau nhức kèm theo đau đầu thường xuyên xuất hiện khi sâu răng.
Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ, khiến bạn đuối sức. Tinh thần do đó mà giảm sút nghiêm trọng. Dễ bị nổi cáu, khó chịu.
Ở trẻ nhỏ, sẽ khiến trẻ có cảm giác chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng.
Nguy hiểm đến tính mạng
Khi răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến viêm tủy, rồi hoại tử.
Vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Khi mức độ nhiễm trùng tăng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sâu răng nên làm gì?
Với bạn sâu nhẹ
Lúc này bạn vẫn có thể bảo tồn răng thật 1 cách tối đa nhất và đảm bảo răng được khỏe mạnh.
Ngoài việc áp dụng 7 cách chữa sâu răng tại nhà.
Thì bạn cần
Tái khoáng phần bị sâu:
dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu.
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi, làm cho vùng này ngừng phát triển.
Dùng thuốc điều trị:
huốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng hàm nhai phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
Với bạn sâu răng nặng
Khi điều trị sâu răng trong trường hợp này thì phần mô răng sâu cần phải được loại bỏ triệt để bằng những thủ thuật nha khoa.
Nếu tình trạng răng sâu đã ảnh hưởng đến tủy răng thì cần phải thực hiện lấy sạch những mô tủy bị viêm để tránh gây ra nhiều biến chứng khác nhau như viêm chân răng, áp xe, …
Sau đó sẽ sử dụng hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục hình dáng ban đầu và chức năng ăn nhai tự nhiên của răng.
Răng sâu tự lành không?
Theo các bác sĩ tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam (Vidental).
Bệnh sâu răng không thể tự khỏi và có xu hướng tiếp tục phát triển gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị tận gốc.
Vì vậy bạn cần thăm khám nha khoa uy tín và điều trị ngay khi có bệnh nhé.
Lời kết
Sâu răng là gì và nên làm gì chắc chắn bạn đã biết rồi phải không. Đừng chủ quan với căn bệnh vô cùng dễ gặp này.
Sau nhiều năm thành lập và hoạt động.
Nha khoa MiA đã thăm khám hàng nghìn ca bệnh sâu răng và tự hào là nha khoa uy tín Hà Nội để hỗ trợ bạn thăm khám miễn phí và điều trị sâu răng nhé.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/