Răng đã lấy tủy có niềng được không? Có an toàn không?
Răng đã lấy tủy có niềng được không?
Niềng răng là hình thức chỉnh nha có hiệu quả cao và lâu dài. Tuy nhiên với những bạn răng đã lấy tủy thì lại là nỗi lo lắng lớn. Bởi răng sau điều trị tủy sẽ trở nên suy yếu, giòn và dễ tổn thương hơn.
Vậy cụ thể như thế nào.
Hãy xem câu trả lời cụ thể trong bài viết này của Nha khoa MiA nhé.
Răng đã lấy tủy có niềng được không?
Những bạn bị sâu răng ăn vào tủy làm viêm nhiễm gây đau nhức mệt mỏi kéo dài. Thậm chí có thể lây lan sang răng kế cận khiến hỏng nhiều răng 1 lúc. Thì nha sĩ sẽ chỉ định lấy tủy để bảo vệ răng. (Xem thêm các trường hợp phải lấy tủy răng.)
Và sau lấy tủy thì cấu trúc răng bị ảnh hưởng, không còn nguồn cung cấp dướng chất khiến răng yếu đi và dễ lung lay hơn.
Đồng nghĩa với việc chịu lực di chuyển khi niềng kém hơn.
Tuy nhiên vẫn có thể niềng được. Và trước khi niềng răng có cần phải xử lý gì hay không thì bạn cần thăm khám nha khoa để biết chính xác nhé.
TH1
Răng của bạn vẫn còn đủ khỏe để chịu lực kéo của khí cụ và di chuyển được về vị trí mong muốn.
Thì nha sĩ sẽ niềng.
Và điều chỉnh lực siết phù hợp đồng thời kết hợp chăm sóc cẩn thận để đạt kết quả tốt nhất.
TH2
Răng đã lấy tủy lâu ngày thì khả năng đáp ứng chỉnh nha là rất kém.
Thì nha sĩ có thể chỉ định bọc răng sứ trước để phục hình răng bền vững và cứng chắc hơn. Nhờ đó, răng mới đủ khả năng để chịu lực kéo nắn chỉnh răng trên cung hàm.
Với các loại răng sứ cao cấp hiện nay thì sau bọc răng sứ bạn sẽ có được chiếc răng khỏe đẹp và trắng sáng như răng thật.
Cần lưu ý gì khi niềng răng đã lấy tủy?
Thời gian niềng sau lấy tủy
Sau khi lấy tủy bạn nên tiến hàng bọc răng trong khoảng 1 năm. Bởi khi đã lấy tủy răng sẽ yếu đi rất nhanh. Nếu để càng lâu thì răng sẽ càng yếu đi và không đá ứng được lược siết của khí cụ và không di chuyển được về vị trí mong muốn.
Thậm chí có thể gẫy rụng, vỡ trong quá trình niềng răng.
Chọn nha khoa
Niềng răng thông thường đã đòi hỏi kỹ thuật của nha sĩ phải chính xác cao. Khi niềng răng đã lấy tủy thì càng cần chính xác hơn, bởi “sai 1 ly đi 1 dặm”.
Chiếc răng lấy tủy rất dễ gãy rụng, vỡ.
Vậy nên cần nha sĩ giàu kinh nghiệm, điều chỉnh lực siết thích hợp để đảm bảo được kết quả tốt nhất.
Đồng thời nha khoa có thiết bị công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ bác sĩ thăm khám, lên kế hoạch điều trị chính xác nhất giúp giảm thiểu rủi ro khi niềng.
Chế độ chăm sóc răng
Cái nào yếu hơn thì cần chăm sóc cẩn thận hơn. Răng cũng vậy.
Hạn chế tối đa ăn nhai và tác động ngoại lực lên khu vực răng đã lấy tủy. Và các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng nên tránh xa.
Việc vệ sinh răng miệng cũng cần “nhẹ nhàng, tình cảm”.
Chải răng quá mạnh sẽ làm mòn răng đã điều trị tủy.
Nếu được hãy bọc răng sứ cho răng đã lấy tủy. Vừa tăng sức khỏe cho răng đó, lại vừa tăng độ bền cho răng.
Tham khảo cách chăm sóc răng đã lấy tủy.
Lời kết
Răng đã lấy tủy có niềng được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên bạn cần thăm khám kĩ càng và cụ thể để biết chính xác thì bạn cần thăm khám cụ thể, đảm bảo răng miệng khỏe mạnh hoàn toàn trước khi niềng nhé.
Hãy để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://wwwfacebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/