Răng đã lấy tủy bị vỡ phải làm gì an toàn nhất?
Răng đã lấy tủy bị vỡ vấn đề mà nhiều người gặp phải.
Bởi tủy là nguồn sống của răng. Mà lấy tủy rồi thì răng của bạn sẽ giòn và dễ vỡ hơn.
Vậy phải làm sao nếu bạn đang ở trong tình này. Nha khoa MiA sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn nhé.
Đừng lo lắng….
Vì sao răng đã lấy tủy bị vỡ?
Tủy có thể bị yếu do
- Viêm nhiễm
- Sâu răng
- Va đập, vỡ răng từ tác nhân bên ngoài…
Khi này bạn sẽ thấy răng lung lay, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh. Thậm chí có trường hợp răng lấy tủy rồi vẫn đau.
Và bắt buộc nha sĩ phải điều trị tủy để giải quyết ngay các cơn đau cho bạn. Và tránh biến chứng cho các răng bên cạnh.
Tuy nhiên lúc này răng yếu đi. Và khi
- Bạn thường ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng dai
- Dùng lực quá nhiều khi ăn nhai
- Bạn nghiễn răng nhiều
- Có thói quen cắn đồ vật
Thì phần răng còn lại sẽ nhanh chóng bị vỡ hết. Chỉ còn lại phần chân răng.
Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời ở hàm?
1 chiếc răng đã lấy tủy có thể tồn tại từ 25 – 30 năm trên cung hàm. Nhưng với điều kiện bạn cần
- Vệ sinh răng miệng đúng cách. Như là dùng máy tăm nước, bàn chải điện…
- Bỏ các thói quen xấu như dùng răng cắn đồ vật
- Bỏ các đồ ăn quá nóng, lạnh hoặc cứng dai tạo áp lực lên răng
Răng lấy tủy sắp vỡ có dấu hiệu gì?
Răng sau khi lấy tủy vừa yếu đi vừa mất cảm giác với nhiệt. Vậy nên nhiều trường hợp khi đang ăn cơm nhai dính mảnh răng. Thì mới biết nó vỡ.
Để tránh trường hợp như vậy. Bạn có thể chú ý những dấu hiệu sau
Răng lấy tủy bị lung lay
Khi bạn đánh răng hoặc ăn nhai sẽ là lúc cảm nhận rõ nhất răng có lung lay không.
Nhẹ thì hơi nghiêng ngả.
Nặng thì lợi ở chiếc răng đó sẽ tụt hơn so với lợi ở răng bên cạnh. Và để càng lâu thì răng càng lung lay mạng rồi vỡ dần.
Răng nứt rồi vỡ dọc
Trong quá trình ăn nhai, hoạt động chiếc răng chịu áp lực dẫn đến xuất hiện các đường nứt nhỏ từ thân răng xuống chân răng.
Bạn phải soi gương kĩ mới thấy.
Nếu không được xử lý hoặc phát hiện sợm. Chiếc răng nứt tiếp tục phải chịu áp lực và nó sẽ nhanh chóng vỡ dọc theo đường nứt.
Răng bị đen
Chiếc răng lấy tủy tự dưng có màu xỉn hơn răng bên cạnh.
Nặng thêm thì chuyển sang màu nâu đen. Lúc này có nghĩa là răng đã rất yếu rồi và có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Cách xử lý 2 trường hợp răng đã lấy tủy bị vỡ
1. Răng vỡ ít
Tức là chiếc răng được nha sĩ nhận định chưa đến mức nghiêm trọng. Như là mới chỉ bị sứt nhỏ…
Nha sĩ sẽ khuyên bạn nên bọc răng sứ là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho phần răng còn lại. Nếu bạn lo lắng đau thì hãy xem bài bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không nhé.
Tất nhiên bạn vẫn có thể hàn trám. Nhưng kết quả sẽ không kéo dài được lâu và không bảo vệ được 100% chiếc răng đã yếu đi vì mất tủy đó.
So sánh nhỏ
Bọc răng sứ | Hàn trám chỗ vỡ |
Ngăn ngừa triệt để tình trạng nứt vỡ răng | Răng vẫn có thể nứt vỡ ở các chỗ khác |
Ăn nhai thoải mái như răng thật vì răng sứ có độ bền cao (xem ở bài các loại răng sứ thẩm mỹ) | Cần chú ý giữ gìn tránh rơi miếng hàn và vỡ răng |
Giống răng tự nhiên nhất | Không có tính thẩm mỹ |
Giúp bảo vệ phần răng còn lại khỏi sâu răng, viêm tủy lại… | Không bảo vệ được 100% phần răng còn lại khỏi các biến chứng. |
Độ bền cao, thậm chí có thể sử dụng cả đời | Độ bền thấp, có khi chỉ được vài năm bạn phải đi điều trị lại |
Giá cao hơn | Giá thấp hơn |
2. Răng vỡ nhiều
Thông thường những bạn răng vỡ nặng thì chỉ còn lại chân răng.
Nha sĩ sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ nốt phần chân răng đó. Vì chẳng còn chỗ nào để bọc răng sứ lên cả.
Phương án tốt nhất sau khi nhổ là làm cầu răng sứ hoặc trồng răng implant
Làm cầu răng sứ | Trồng răng implant |
Nha sĩ sẽ mài 2 răng bên cạnh để làm cầu nối giữ răng đã mất ở giữa. Giống như quy trình bọc răng sứ vậy.
Nhưng không phải bọc 1 cái răng mà bọc 3 cái răng cạnh nhau. |
Không phải động chạm đến 2 răng bên cạnh. Mà chỉ cần sử dụng trụ implant – trụ nối Abutment và mão sứ để thay thế kết cấu chiếc răng đã mất.
|
Dễ bị tiêu xương | Không bị tiêu xương |
Không được chắc chắn như răng thật. Vì răng ở giữa chỉ được níu bằng 2 răng bên cạnh. Nếu 2 răng đó lung lay thì chiếc răng mất kia sẽ lung lay theo. | Chắc chắn như răng thật. Không bị ảnh hưởng bởi răng khác. Ăn nhai thoải mái |
Độ bền thấp | Độ bền cao |
Lời kết
Răng đã lấy tủy bị vỡ là chuyện hoàn toàn bình thường và nhiều người gặp phải.
Bạn không nên quá lo lắng mà hãy tới gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nhỏ nhất. Để tránh ảnh hưởng sang răng khác hoặc phải điều trị phức tạp hơn. Ngoài ra cũng cần nắm rõ 4 cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy nữa nhé.
Nếu còn thắc mắc nào, hãy để lại bình luận MiA sẽ giải đáp sớm.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/