Răng bị tiêu xương là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Răng bị tiêu xương là gì? Có nguy hiểm không?
Thực tế qua khảo sát của nha khoa MiA từ những khách hàng đến thăm khám. Thì thấy rất nhiều bạn bị mất răng nhưng lại chủ quan không xử lý dẫn đến tình trạng tiêu xương.
Cực kỳ nguy hiểm.
Vì vậy MiA sẽ chia sẻ cụ thể tại đây. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc răng miệng.
Răng bị tiêu xương là gì?
Răng bị tiêu xương hay còn gọi là tiêu xương ổ răng là tình trạng suy giảm mật độ – chiều cao – số lượng – thể tích của xương ổ răng và xung quanh răng.
Xương ở khu vực này cấu tạo chủ yếu là muối khoáng sinh học.
Nên cực dễ tạo khoảng rỗng hoặc bị tiêu hõm khi có bất kỳ tác động nào.
Các dạng răng bị tiêu xương là gì?
Tiêu xương theo chiều dọc
Là 1 phần xương tiêu biến dẫn đến hõm xuống dưới. Tạo nên vùng trũng sâu so với vùng xương răng bình thường và đi kèm với tình trạng viêm lợi, teo lợi và tụt dần xuống dưới.
Tiêu xương răng theo chiều ngang
Lúc này các răng không còn đứng thẳng được như bình thường. Bạn sẽ thấy răng bị xô lệch làm sai khớp cắn và giảm đi khả năng ăn nhai như bình thường.
Tiêu xương toàn bộ
Đó là khi bạn mất quá nhiều răng cả hàm trên lẫn hàm dưới. Dẫn đến tiêu xương ở nhiều vị trí khiến cho khuôn mặt nhanh chóng bị lão hóa và có nhiều nếp nhăn.
Tiêu xương khu vực xoang
Thường gặp ở người bị mất răng hàm trên. Khiến cho độ rộng của xoang tăng dần theo thời gian sau khi mất răng mà không được phục hình.
Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương răng là gì?
Do cao răng
Khi này răng bị tiêu xương nhưng không mất răng. Cao răng xuất hiện dần dần ăn sâu xuống dưới nướu. Khiến nướu bị tổn thương và dây chằng nha chu bị đứt.
Vi khuẩn bắt đầu tấn công xương chân răng sẽ làm khoảng phá hủy xương chân răng và gây tiêu xương.
Do mất răng
Trong trường hợp bạn bắt buộc phải nhổ bỏ răng vì 1 lí do nào đó. Thì sau nhổ chỗ đó sẽ hình thành cục máu đông và cơ thể tự hình thành quá trình lành thương. Sau 1 thời gian ngắn cục máu đông tan dần và hình mô hạt, cuối cùng thành xương.
Tuy nhiên lỗ sau khi nhổ răng để lại trong xương răng sẽ khiến nó bị sụt và tiêu xuống thấp.
Nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ nghiêm trọng theo thời gian.
Thời gian và nhận biết tiêu xương răng thế nào?
Biểu hiện của tiêu xương răng?
Tiêu xương răng là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại không có biểu hiện rõ rệt.
Thường nó có những biểu hiện ở giai đoạn nhẹ là hôi miệng, sưng nướu, chảy máu chân răng… Thì dễ khiến người bệnh lầm tưởng là bệnh khác như viêm lợi.
Nặng hơn nữa là lung lay răng.
Còn với những bạn mất răng dẫn đến tiêu xương dần dần sẽ thấy nướu teo lại, gương mặt lệch và khớp cắn bị ảnh hưởng.
Quá trình tiêu xương sau khi mất răng?
Sau khi bị mất răng thì quá trình tiêu xương diễn ra khá nhanh bạn nhé, chỉ sau khoảng 3 tháng là nó bắt đầu tiêu đi rồi.
Lúc này mật độ xương bị tiêu diễn ra từ từ nên cực khó nhận biết. Không đau đớn và không có sự thay đổi trên lợi nên bạn sẽ không nhận ra.
6 tháng tiếp theo khi mất răng sẽ tiêu mất 25% xương hàm.
1 năm sau khi mất răng thì xương có thể bị tiêu 45 – 60%. Lúc này biểu hiện rõ rệt nhất là xô lệch hàm vì hàm không đủ sức nâng đỡ răng nữa.
Răng bị tiêu xương nguy hiểm không?
Bạn có thể sẽ gặp phải những hậu quả như
Tụt nướu
Xương ổ răng tiêu biến khiến độ cao và chiều rộng thành xương giảm. Không đỡ được nướu khiến nó bị tụt thấp và mỏng dần. Bạn sẽ thấy phần chân răng lộ ra và đây là cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào bên trong chân răng và nướu.
Lâu dầu càng khiến nướu bị trũng xuống cực kỳ mất thẩm mỹ.
Di răng
Tức là các răng trên và kề cận vùng tiêu xương bị lệch sang vị trí kế cận. Từ đó làm răng xô lệch, nghiêng vẹo, mất thẩm mỹ và yếu hơn bình thường.
Bạn sẽ thấy ăn nhai khó khăn hơn.
Tiêu xương hàm
Tiêu cả xương hàm trên và xương hàm dưới bạn nhé. Từ đó kích thước của hàm thay đổi.
Những bạn mất nhiều răng hoặc mất toàn hàm mà phải mang răng giả thì rất dễ gặp tình trạng này.
Răng lung lay.
Xương bị tiêu và sụp xuống, khiến chân răng bị lệch sang phần trống của xương bị mất. Làm răng bị xô lệch và lung lay.
Suy giảm chức năng ăn nhai
Tất nhiên là bạn sẽ bị thế này. Bởi răng xô lệch, yếu đi và quai hàm trũng nên làm lệch khớp cắn giữa 2 hàm. Từ đó lực cắn không đủ để nhai nghiền thức ăn nữa.
Móm, lão hóa, mặt chảy xệ.
Xương tiêu biến, nướu răng bị thu nhỏ lại làm má hóp vào trong. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài hòa của các bộ phận như má, mũi, cằm trên mặt.
Bạn sẽ thấy khuôn mặt trở nên già nua.
Tuy nhiên thường những bệnh nhân tiêu xương toàn hàm mới gặp tình trạng này.
Khó khăn phục hình răng
Do răng di lệch, xương hàm ở khoảng lợi bị tiêu xương trũng xuống nên rất khó trồng, niềng răng….
Bạn tham khảo thêm tại tiêu xương răng có niềng răng được không và bị tiêu xương khi niềng răng nhé.
Cách chữa tiêu xương răng
Cách ghép implant
Áp dụng cho trường hợp xương hàm chưa bị tiêu biến nhiều.
Nha sĩ sẽ cắm trụ implant vào xương hàm và lắp mão sứ lên trên để thay thế răng bị mất. Hạn chế xâm lấn đến răng thật và gia tăng áp lực đến xương hàm từ đó ngăn chặn tình trạng tiêu biến.
Cách chữa tiêu xương hàm bằng ghép xương
Thích hợp cho tình trạng bệnh nhân tiêu xương hàm lâu ngày.
Nha sĩ sẽ sử dụng xương tự nhiên từ 1 vị trí hoặc xương từ vật liệu tổng hợp để bù vào vị trí tiêu xương.
Trường hợp xương hàm mất quá nhiều có thể phải kết hợp cả nâng xoang để tăng thể tích hàm. Xương ghép sẽ tích hợp hoàn toàn với xương thật sau khoảng 4 – 6 tháng.
Các hình thức ghép xương phổ biến:
- Ghép xương tự thân: Lấy xương từ một phần khác của cơ thể để ghép vào phần xương bị tiêu. Có độ an toàn cao, hạn chế nguy cơ bị thải trừ vật liệu ghép.
- Ghép xương đồng chủng: Lấy xương từ cá thể khác cùng loài, lưu trữ ở ngân hàng như: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng.
- Ghép xương dị chủng: Lấy xương từ các cá thể khác loài. Qua quá trình xử lý và tùy mục đích ghép, người ta cải thiện thêm các đặc tính sinh học cho phù hợp như: khử hữu cơ, đông khô, đông khô khử khoáng…
- Ghép xương nhân tạo: Sử dụng xương sinh học (thành phần chính là Beta-tricalcium photphate hoặc Hydroxy apatite) gần giống với xương tự nhiên. Mức độ an toàn cao, dễ cấy ghép, không cần phẫu thuật ở 2 vị trí khác nhau.
Nâng xoang hàm
Áp dụng cho trường hợp xương hàm tiêu và hạ thấp dần.
Khi nâng xoang hàm nhằm tăng thể tích xương hàm, phụ vụ cho việc trồng implant. Có 2 cách
- Nâng xoang hở
- Nâng xoang kín
Cách tránh răng bị tiêu xương là gì?
Ngoài việc bạn chủ động giữ gìn sức khỏe răng miệng thật tốt tránh để cao răng có cơ hội hình thành. Thì hãy đến nha khoa thăm khám đều đặn để lấy cao răng và sớm phát hiện tình trạng tiêu xương nếu có.
Hoặc trường hợp mới bị tiêu xương nhẹ hãy trồng implant để đảm bảo an toàn cho xương.
Nha khoa MiA Hà Nội hỗ trợ thăm khám miễn phí nhé.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/