6 bước quy trình điều trị tủy răng công nghệ RECIPROC® BLUE
Quy trình điều trị tủy răng bạn cần nắm rõ.
Tại sao?
Bởi có hiểu rõ bạn mới yên tâm điều trị. Có hiểu rõ bạn mới biết khi nào bạn thoát khỏi tình trạng răng bị đau nhức và khó chịu.
Và đương nhiên cũng là cách để bạn đánh giá chất lượng của phòng nha. Nhằm đảm bảo an toàn tối đa sức khỏe cho bạn và bảo tồn cấu trúc của răng thật.
Nha khoa MiA sẽ chia sẻ cụ thể quy trình kỹ thuật điều trị tủy răng để bạn hiểu chi tiết nhé.
6 bước quy trình điều trị tủy răng chuẩn Bộ Y Tế
1. Thăm khám tổng thể
Răng cần điều trị tủy thì không thể nhìn bằng mắt thường, mà phải được chụp phim.
Dựa và phim chụp thì nha sĩ mới đánh giá được cụ thể tình trạng của răng như
- Lỗ sâu
- Chất hàn cũ
- Buồng tủy
- Hệ thống ống tủy
- Tình trạng nhiễm trùng
- Tình trạng xương hàm, chân răng
Nói chung nha sĩ cần biết chi tiết những chi tiết quanh khu vực răng bị viêm nhiễm. Dựa vào đó mới có thể lên phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Bắt buộc nha sĩ phải đưa ra phác đồ này. Vì từ phác đồ thì bạn sẽ nắm rõ được cách chữa trị – thời gian – chi phí trong suốt quá trình lấy hết tủy răng viêm của bạn.
2. Gây tê
Chắc chắn rồi.
Để bắt đầu quy trình điều trị tủy răng thì bạn sẽ được gây tê. Để đảm bảo bạn sẽ thấy dễ chịu và yên tâm nhất trong suốt quá trình.
Đặc biệt là đối với những bạn sợ đau 🙂 .
Để biết rõ đau là đau như thế nào, có đau buốt không bạn xem bài Điều trị tủy răng có đau không?
3. Cách ly răng
Việc giữ cho răng phải điều trị tủy ở trong môi trường khô, sạch là điều rất quan trọng.
Nếu không cách ly răng khỏi các dụng cụ, thuốc, dung dịch rửa ống rủy, nước bọt. Thì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong răng trong quá trình điều trị.
Và sau khi về nhà thì khả năng bị viêm nhiễm lại rất cao.
4. Quy trình điều trị nội nha
Bắt đầu nha sĩ sẽ khoan đường vào buồng tủy bên trong răng. Từ đó lấy hết tủy răng bị viêm.
Nghe đến “khoan” bạn đừng vội sợ nhé. Vì nó siêu siêu nhỏ và êm, hơn nữa bạn cũng đã được gây tê rồi thì chả có gì đáng lo.
Tiếp tục nha sĩ sẽ phải sử dụng dung dịch bơm rửa để làm sạch và tạo hình lại ống tủy. Đảm bảo làm sao phải chính xác để việc hàm trám cũng kín khít nhất, tránh vi khuẩn xâm nhập lại.
5. Quy trình đặt thuốc diệt tủy
Tại bước này nha sĩ sẽ đặt thuốc diệt tủy vào trong buồng tủy. Nhằm đảm bảo loại bỏ triệt để vi khuẩn gây viêm nhiễm, hoại tử.
Vì là đặt thuốc nên cần có thời gian để thuốc phát huy tác dụng. Vì vậy nha sẽ đặt vật liệu gutta-percha vào trong ống tủy và lèn thêm các trụ. Làm sao cho lấp đầy ống và buồng tủy. Cuối cùng là trám tạm thời để ngăn chặn nhiễm bẩn vào ống tủy.
6. Hoàn tất quy trình chữa tủy răng
Đến bước này thì ống tủy của bạn đã được làm sạch và tạo hình phù hợp với răng. Tất nhiên bạn sẽ hoàn toàn không còn đau nhức khó chịu. Nha sĩ tiến hành loại bỏ miếng trám tạm thời và hàn trám răng bằng chất mới.
Nhằm làm chắc răng và phục hồi hoàn chỉnh hình dáng ban đầu của răng.
Sau khi hàm trám xong thì nha sĩ sẽ bọc mão sứ. Để đảm bảo che phủ 100% thân răng. Bảo vệ cho răng sau khi lấy tủy không bị nứt vỡ. Đồng thời cũng giúp bạn ăn nhai tốt hơn.
Nếu bạn lo lắng là đau thì hãy xem bài bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không để yên tâm hơn nhé.
Chữa tủy răng mất bao lâu
Trung bình quá trình điều trị tủy diễn ra trong khoảng 2 – 4 ngày. Còn cụ thể hơn thì
- Răng cửa có 1 ống tủy thì trong khoảng 20 – 30 phút là xong. Không tính thời gian điều trị bệnh lý khác nếu phát sinh.
- Răng hàm có nhiều ống tủy thì có thể phải mất 2 – 4 lần hẹn. Mỗi lần hẹn khoảng 30 – 45 phút để điều trị.
Ngoài ra, thời gian điều trị còn phụ thuộc lớn vào: sức khỏe bệnh nhân, răng cần lấy tủy, tay nghề của nha sĩ nữa. Để có thời gian chính xác thì bắt buộc bạn phải thăm khám thì nha sĩ mới đưa ra được thời gian.
Biến chứng của quy trình kỹ thuật điều trị tủy răng
Nhiều bạn hỏi MiA tại sao răng lấy tủy rồi vẫn đau?
Thì đây chính là 1 biến chứng sau khi điều trị tủy. Do lấy tủy không hết hoặc vùng lấy tủy không được vô trùng.
1 số trường hợp khu vực răng lấy tủy lồi lên nhưng không đau. Ấn vào thì có mủ chảy ra. Thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng chóp răng.
Vì nó không đau nên bạn dễ dàng bỏ qua, không đi khám. Nhưng nếu để lâu thì nó có thể lan rộng ra răng lân cận và tạo thành nang trong xương hàm có thể gây tiêu xương hàm.
Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy
Bạn cần theo dõi những cơn đau
Nếu ai khẳng định với bạn điều trị tủy xong không đau thì là không đúng.
Sau khi điều trị khi hết thuốc tê bạn sẽ có đôi chút khó chịu trong khoảng 24h. Nhưng nếu những cơn đau buốt bất thường hoặc kéo dài hơn 24h thì bạn cần quay lại nha khoa ngay để kiểm tra.
Chú ý ăn uống
2h sau khi mới đều trị thì bạn tạm thời “nhịn” nhé. Để đảm bảo các mối hàn và bọc sứ ổn định.
Sau đó khi ăn nhai thì bạn nên ăn ở bên hàm không điều trị tủy. Nên ăn các thức ăn mềm, tránh đồ uống có màu và nhiều đường.
Giữ vệ sinh răng miệng
Súc miệng ngay sau khi ăn uống bằng nước muối loãng. Đánh răng bằng bàn chải đầu lông mềm và dùng lực chà nhẹ.
Uống thuốc đúng theo đơn nha sĩ kê.
Lời kết
Quy trình điều trị tủy răng nha khoa MiA đã chia sẻ cụ thể cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận để MiA giải đáp sớm nhất nhé.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/