Mòn men răng và cách điều trị thế nào là tốt nhất?

Tác giả: admin * Tham vấn y khoa: Chuyên gia Nha Khoa Quốc Tế Mia 17/01/2022

Mòn men răng và cách điều trị như thế nào là an toàn, hiệu quả nhất?

Men răng là lớp ngoài cùng và có tác dụng bảo vệ răng khỏi các tác động vật lý, hóa học. Khi nó bị mòn sẽ khiến bạn nhạy cảm với mùi vị – nhiệt độ – đổi màu – dễ sứt mẻ, nứt vỡ….

Vì vậy bạn đừng bỏ qua giải đáp chi tiết tại đây của nha khoa MiA nhé.

Để đảm bảo an toàn cho hàm răng của mình.

Mòn răng là gì?

Men răng là chất cứng nhất – đặc nhất – chắc nhất trên toàn bộ cơ thể của bạn. Nó còn bền hơn và cứng hơn cả xương.

Nhưng lâu dần thì nó vẫn sẽ bị bào mòn và để lộ lớp ngà răng bên dưới.

Từ đó gây ra tình rặng răng nhạy cảm, sâu răng. Nặng hơn là những cơn đau buốt và mất răng.

Các loại mòn răng

Mài mòn

Là tổn thương thường ở vùng cổ răng. Các vết mòn lan rộng và nông.

Tình trạng này hay bị nhất ở răng cối nhỏ và răng nanh.

Cọ mòn

Là tình trạng mất mô răng do lực tiếp xúc răng – răng giữa 2 hàm. Nghiến răng và siết chặt răng là hai nguyên nhân chính gây ra cọ mòn răng.

Khi bị cò mòn thì mặt nhai trở nên phẳng, bóng hơn.

Có thể bị mẻ mô răng hoặc miễng trám. mão sứ.

Xoi mòn

Đây là tình trạng mất chất răng gây ra do sự ăn mòn của axit lên mô khoáng hoá của răng. Khi này

  • Răng ngả vàng, bề mặt sáng bóng, láng mịn
  • Thân răng trở nên ngắn dần
  • Nếu răng có miếng trám, miếng trám này có thể nhô lên cao hơn bề mặt răng do tốc độ mòn thấp hơn mô răng xung quanh.
  • Mặt nhai ở răng xuất hiện các hố dạng “lõm chén”
  • Răng ê buốt, nhạy cảm.

Mòn cổ răng

Đây là tình trạng thường gặp gây ê buốt răng ở người trung niên và lớn tuổi. Nguyên nhân gây ra do lực uốn tác động lên vùng cổ răng trong một thời gian dài. Tổn thương có dạng chữ V nằm ngay vùng cổ răng tiếp xúc với viền nướu.

Ở người lớn tuổi, tình trạng này được xem như mòn răng “sinh lí” do quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nếu những tổn thương này xuất hiện ở người trẻ, nó là tình trạng đáng báo động vì có thể đi kèm những nguyên nhân ẩn khác.

Mòn men răng và cách điều trị

Tại sao răng bị mòn mặt nhai, mòn răng cửa, chân răng bị mòn?

Axit ăn mòn men răng

Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chân răng bị mòn. Bạn ăn nhiều thực phẩm chua, có tính axit, dư thừa vitamin C như

  • Hoa quả cam, quýt, táo….
  • Đồ uống và nước ép trái cây chứa nhiều axit
  • Nước ngọt và các loại soda vừa chứa nhiều đường vừa nhiều axit photphoric và citric.

Cùng với đó là đánh răng không đúng cách.

Nhanh chóng sẽ làm lớp men răng bên ngoài bị bào mòn. Trẻ bị mòn men răng phần lớn cũng do nguyên nhân này.

Do ăn uống

Ngoài việc bạn ăn quá nhiều đồ chua. Thì bạn ăn nhiều thực phẩm có đường, giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt, kem và uống rượu bia, hút thuốc lá…. Cũng là nguyên nhân khiến men răng bị mòn đấy.

Do bệnh

Bênh trào ngược dạ dày thực quản hoặc chứng ợ nóng. Sẽ làm axit từ trong dạ dày bị đẩy lên miệng và làm hư men răng

Đái tháo đường với biểu hiện khô miệng hoặc tiết ít nước bọt.

Cũng khiến bạn bị mòn men răng.

Bởi nước bọt giúp phủ canxi và khoáng chất lên răng. Đồng thời làm loãng các tác nhân ăn mòn có tính axit và loại bỏ chất thải khỏi miệng. Tăng cường chất bảo vệ để chống lại vi khuẩn và các bệnh lý răng miệng.

Do sử dụng thuốc

Các loại thuốc như histamin, aspirin và vitamin C. Cũng là tác nhân khiến bạn bị ăn mòn men răng nhanh chóng.

Do rối loạn ăn uống

Chứng ăn uống vô độ gây rối loạn hệ tiêu hóa, nôn ói và làm răng tiếp xúc với axit dạ dày nhiều hơn. Từ đó làm men răng bị mòn.

Do di truyền

Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng răng bị mòn ở trẻ em.

Do ma sát, tác động vật lý

Ví như

  • Bạn hay nghiến răng
  • Dùng răng cắn xé đồ vật
  • Chải răng quá mạnh
  • Dùng chỉ nha khoa không đúng cách
  • Răng bị nứt vỡ do chấn thương, tai nạn….

Mòn men răng và cách điều trị

Dấu hiệu bạn đã bị mòn men răng

Bạn thấy nhạy cảm

Với mùi vị, nhiệt độ và thức ăn cứng. Thậm chí có thể khiến bị phải chịu những cơn đau nhói.

Răng đổi màu

Khi men răng bị bào mòn và lộ ra ngà răng thì bạn sẽ thấy răng ố vàng.

Nứt vỡ răng

Các cạnh của răng trở nên thô ráp, không đều và lởm chởm. Thậm chí xuất hiện đường nứt hoặc vỡ.

Vết lõm trên mặt răng

Ngay tại vị trí ăn nhai bạn sẽ thấy có vết lõm.

Sâu răng

Bạn sẽ thấy những vết đen nhỏ trên mặt răng. Càng lâu thì lỗ sâu càng lớn và xâm nhập vào lớp men cứng. Rồi vào phần chính của răng.

Có thể ảnh hưởng đến các sợi thần kinh nhỏ, dẫn đến áp xe, viêm tủy răng hoặc nhiễm trùng rất đau đớn.

Mòn men răng và cách điều trị

Mòn men răng và 6 cách điều trị biến chứng xấu.

Men răng không có tế bào sống và không thể tự phục hồi khi bị tổn thương. Có nghĩa khi đã bị bào mòn thì nó không thể phát triển trở lại.

Vì vậy ngay khi có biểu hiện men răng mòn hay áp dụng ngay các cách sau để ngăn chặn nó tiến triển nặng hơn nhé.

1. Hạn chế thu nạp thực phẩm nhiều axit

Như nước có gas, chanh, trái câu và nước trái cây họ cam, quýt.

Khi ăn và uống bất kỳ món nào có tính axit, hãy ăn trong bữa ăn để hạn chế tác hại ăn mòn men răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những thức uống có hàm lượng axit thấp.

Súc miệng bằng nước sạch ngay lập tức sau khi ăn thức ăn có tính axit hoặc uống đồ uống có tính axit.

Sử dụng ống hút khi uống những loại thức uống có tính axit.

Ống hút sẽ đẩy thức uống ra phía sau miệng của bạn, hạn chế tiếp xúc với răng của bạn.

Uống một ly sữa hoặc ăn một miếng pho mát khi kết thúc bữa ăn sẽ giúp loại bỏ axit dư thừa trong miệng.

2. Không ăn vặt

Các món ăn nhanh, snack, bánh, kẹo… Bạn nên hạn chế.

Và sau mỗi khi ăn vặt hãy súc miệng hoặc nếu có thể đánh răng ngay. Tránh làm lượng axit trong miệng tăng lên khi ăn những thức ăn đó.

3. Nhai kẹo cao su không đường

Việc này giúp tăng tiết nước bọt gấp 10 lần so với khả năng tiết bình thường. Nước bọt tăng cường khoáng chất để răng chắc khỏe.

Tốt nhất là chọn kẹo cao su không đường có xylitol, vì được chứng minh là làm giảm axit trong đồ uống và thực phẩm.

4. Uống nước

Hãy uống nhiều nước lọc trong ngày để giảm thiểu tình trạng tiết ít nước bọt hoặc khô miệng.

5. Chọn kem đáh răng và bàn chải

Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor giúp bổ sung các khoáng chất cho răng chắc khỏe. Chọn bàn chải đánh răng mềm và không chải răng quá mạnh.

Vì nếu bàn chải răng quá cứng hoặc chải răng quá mạnh sẽ làm mềm men răng và làm cho răng dễ bị hư hại hơn.

Nên đợi ít nhất một giờ sau khi bạn đã ăn thức ăn hoặc đồ uống có tính axit mới chải răng.

6. Thăm khám nha khoa

Khám nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra sức khoẻ răng miệng và làm sạch răng định kỳ. Ở các phòng nha uy tín Hà Nội, Sài Gòn hoặc gần nơi bạn ở.

Mòn men răng và cách điều trị

Lời kết

Mong rằng với các thông tin về căn bệnh mòn men răng và cách điều trị biến chứng xấu mà nha khoa MiA chia sẻ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận chia sẻ với MiA nhé.

NHA KHOA MIA – GỬI NIỀM TIN TRAO NỤ CƯỜI

Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.

Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.

Hotline: 098 52 72 668

Hoặc inbox ở Fanpage: https://wwwfacebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/


    Đăng ký tư vấn miễn phí