Không lấy cao răng dưới nướu và 4 biến chứng nguy hiểm.

Tác giả: admin * Tham vấn y khoa: Chuyên gia Nha Khoa Quốc Tế Mia 25/06/2021

Tại sao phải lấy cao răng dưới nướu? Hay Dưới nướu thì làm gì có cao răng mà lấy…..

Đấy là những câu hỏi mà nha khoa MiA đã nhận được từ rất nhiều bạn. Bởi bình thường nếu có cao răng bạn sẽ nhìn thấy ngay ở những vị trí như kẽ răng, cổ răng, mặt trong răng….

Vậy nên MiA chia sẻ bài viết này, cũng là để trả lời thắc mắc cho bạn nhé.

Cao răng dưới nướu là gì?

Khác với vôi răng mà bạn nhìn thấy được hình thành do thức ăn bám lại, lâu dần thành mảng bám. Thì cao răng dưới nướu hình thành bởi vi khuẩn, các tế bào hữu cơ và ion vô cơ.

Vậy nên ngay cả khi bạn đánh răng, súc miệng thì nó vẫn sản sinh không ngừng nghỉ.

Đây cũng lý do vì sao mà các nha sĩ luôn nhắc nhở mọi người nên đánh răng 2 lần/ngày. Bởi mỗi lần đánh răng như thế có thể giúp ngăn chặn quá trình vôi hóa muối vô cơ, thức ăn trong môi trường nước bọt có axit.

Nếu bạn “lười” vệ sinh răng miệng. Thì mảng bám sẽ dễ bị vôi hóa trở nên chắc chắn và cực kỳ khó lấy cao răng, mà nó còn nằm dưới nướu nữa thì càng khó hơn.

Lấy cao răng dưới nướu

4 tác hại khi không lấy cao răng dưới nướu

1. Gây viêm lợi

Bẩn thì chắc chắn sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Đó là điều đương nhiên.

Vi khuẩn trong cao răng sẽ tấn công làm lợi sưng đỏ. Dần dần gây đau nhức, chảy máu và mưng mủ.

Bạn vừa khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và gây ra biến chứng bệnh răng miệng khác.

2. Viêm nha chu

Đây là 1 biến chứng nếu không điều trị viêm lợi. Hệ thống dây chằng, xương chân răng, xương ổ răng đều sẽ bị “phát bệnh”.

Bạn sẽ thấy chảy máu kèm theo mưng mủ. Hơi thở không những có mùi hôi còn hơi tanh tanh cực khó chịu. Để càng nặng thì có thể mất luôn cả chiếc răng gốc.

3. Sâu răng

Vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Đặc biệt vi khuẩn lên men từ những chất như tinh bột, đường…. Tạo ra acid có khả năng phá hủy mô răng.

Khi đó bạn sẽ thấy những lỗ sâu răng màu đen, ăn xuống tủy và cuối cùng bạn sẽ thấy đau âm ỉ.

4. Tụt lợi chân răng

Nếu mảng bám có điều kiện phát triển mạnh, thì nó sẽ kéo vùng lợi của răng xuống bên dưới.

Lâu dần răng không còn chỗ neo bám, lung lay và …. rụng.

Bạn cũng nên nắm rõ 5 cách hạn chế cao răng tại nhà. Để giúp răng miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho nhé.

Lấy cao răng dưới nướu

Tụt lợi do cao răng dưới nướu

Cạo vôi răng dưới nướu có đau và chảy máu không?

Thông thường trong quy trình 4 bước lấy cao răng siêu âm thì không hề đau nhức và chảy máu.

Nhưng khi lấy cao răng dưới nướu bạn sẽ thấy ê buốt 1 chút. Thậm chí nếu cao răng bám chặt và nhiều thì cũng có thể sẽ chảy máu. Đây là điều hết sức bình thường. Sau khi làm sạch mảng bám cứng đầu thì nha sĩ sẽ có phương án để xử lý cầm máu cho bạn.

1 vài trường hợp bạn sẽ có thể bị chảy máu nhiều, tổn thương mô mềm dưới chân răng…. có thể là do tay nghề của của nha sĩ. Bạn có thể hiểu rõ hơn ở bài lấy cao răng có tốt không nhé.

Nha khoa MiA khuyên bạn nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Vừa là thăm khám sức khỏe nha khoa cụ thể vừa là là lấy cao răng tránh để nó quá dày, quá cứng. Đặc biệt cao răng dưới nướu không thể làm sạch bằng cách lấy cao răng tại nhà được đâu nhé.

Lấy cao răng dưới nướu

Lời kết

Lấy cao răng dưới nướu là việc rất cần thiết mà bạn nào cũng nên thực hiện định kỳ. Bởi nó không nhìn thấy trực tiếp được nên khiến nhiều bạn chủ quan.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận để MiA giải đáp sớm cho bạn nhé.

NHA KHOA MIA – GỬI NIỀM TIN TRAO NỤ CƯỜI

Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.

Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.

Hotline: 098 52 72 668

Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/


    Đăng ký tư vấn miễn phí