Lấy cao răng có tốt không hay làm hỏng men răng thật?
Mặc dù hiện nay việc lấy cao răng không hề hiếm. Nhưng vẫn có rất nhiều bạn hỏi “lấy cao răng có tốt không?”
Điều này không có gì lạ
Chả hạn nếu bạn đi hỏi “1 vòng”. Thì bạn sẽ nhận được cả mớ thông tin hỗn độn về việc lấy cao răng. Cuối cùng là bạn cũng chả biết nên làm thế nào.
Haizzzz.
Vậy nên trong bài viết này. Nha khoa MiA sẽ chia sẻ cụ tỉ và chính xác nhất cho bạn các vấn đề xung quanh việc lấy cao răng nhé.
Lấy cao răng có tốt không?
Lợi ích của việc lấy cao răng
Lấy cao răng là cách làm sạch các mảng bám tồn tại ở kẽ răng, chân nướu. Các mảng bám này có “tuổi đời’ khá lâu do thức ăn tích tụ lại.
Để càng lâu thì các loại thức ăn này sẽ bị vôi hóa và hình thành cao răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây: hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu, răng lung lay, mất răng…
Vậy nên, lợi ích lớn nhất của việc lấy cao răng là làm sạch mảng bám cứng đầu. Ngăn chặn tuyệt đối những biến chứng sức khỏe xấu cho răng miệng.
Đối với mẹ bầu
Vẫn nên lấy cao răng, để tránh phát sinh miệng răng miệng khác. Rất khó điều trị.
Tuy nhiên chỉ nên lấy vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Còn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ không nên đụng chạm. Đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe mẹ và bé.
Tác hại của việc lấy cao răng
Khi điều trị bệnh nói chung và nha khoa nói riêng. Thì việc y bác sĩ có kinh nghiệm là điều rất cần thiết.
Nếu nha sĩ không có kinh nghiệm lấy cao răng thì bạn có thể gặp phải những tình huống như.
Làm hỏng men răng
Lấy cao răng là cách để làm sạch những “vết bẩn cứng đầu” trên thân răng. Nếu nha sĩ không có kinh nghiệm lấy cao răng thì có thể “lấy luôn cả cao răng” của bạn.
Lâu dần men răng hỏng và hỏng luôn cả răng của bạn
Khiến bạn ê buốt hoặc chảy máu
Nếu bạn cảm thấy ê buốt hoặc chảy máu ngay sau khi lấy cao răng. Thì có nghĩa lợi của bạn đã bị tổn thương. Đặc biệt với bạn nào lấy cao răng dưới nướu.
Thậm chí có những bạn bị chảy máu kéo dài. Thì bạn cần đến ngay phòng nha để chữa trị. Nếu để lâu không được chữa trị thì nó sẽ gây ra bệnh răng miệng khác.
Khiến răng mọc lệch
Nếu các bé được đi lấy cao răng khi đang trong giai đoạn thay răng sữa. Mà lại gặp ngay nha sĩ tay nghề kém. Sẽ khiến những răng mọc lên bị lệch và cực khó để điều trị sau này.
Vậy nên với các bé bố mẹ không cần vội cho đi lấy cao răng
Gây đau nhức
Nếu bạn đang bị viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy…. Thì không nên lấy cao răng nếu chưa được điều trị khỏi. Bởi nó sẽ gây đau nhức, chảy máu cho bạn.
Lấy cao răng liên tục có tốt không?
Mặc dù việc lấy cao răng chỉ đơn thuần là làm sạch mảng bám cứng đầu. Nhưng không có nghĩa là bạn được áp dụng nó liên tục.
Bạn nên trực tiếp hỏi nha sĩ định kỳ lấy cao răng. Thông thường là
- 6 tháng/ 1 lần nếu răng miệng khỏe. Bạn thường dùng chỉ nha khoa và chải răng đúng cách.
- 4 tháng/ lần với người có men răng sần, thức ăn dễ bám lại, thường ăn đồ ngọt và hút thuốc.
Nếu bạn lấy cao răng quá thường xuyên sẽ khiến men răng mòn, làm răng yếu đi. Từ đó làm cho bạn dễ bị ê buốt răng. Kể cả các cách lấy cao răng tại nhà cũng không được lạm dụng.
Thậm chí khi men răng mòn đi cũng là cơ hội cho vi khuẩn tấm công vào răng dễ hơn và gây nhiều bệnh khác. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn ở bài 7 câu hỏi quan trọng về lấy cao răng nhé.

Lấy cao răng là việc cần thiết để làm sạch răng nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Mà hãy giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách súc miệng, chỉ nha khoa và đánh răng nhé.
Lời kết
Lấy cao răng có tốt không nha khoa MiA đã đáp án cho bạn. Hy vọng đã giúp bạn yên tâm hơn để đi làm sạch răng miệng của mình.
Sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng không thể chỉ nghe “giang hồ đồn thổi”. Mà bạn phải trực tiếp nha khoa để thăm khám. Như tại MiA chúng mình thăm khám miễn phí cho bạn đấy.
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/