Làm răng giả tháo lắp là gì?
Làm răng giả tháo lắp là gì?
Ông bà mình mỗi sáng tối, hoặc sau mỗi bữa ăn. Lại tháo hàm răng ra bỏ vào ca nước và vệ sinh nhỉ.
Đây chắc chắn là hình ảnh cực kỳ quen thuộc.
Nhưng bạn thân mến của MiA ơi, không hẳn là như thế đâu nhé.
Làm răng giả tháo lắp hiện nay không chỉ dành cho người già đâu.
Vậy làm răng tháo lắp cụ thể là gì? Thì nha khoa MiA sẽ trả lời bạn cực kỳ chi tiết trong bài viết này nhé!
Làm răng giả tháo lắp là gì?
Hiểu đơn giản, làm răng tháo lắp là cách bổ sung 1 chiếc răng mới vào chiếc răng bị mất.
Với cấu trúc làm nền nhựa để mô phỏng nướu răng thật. Răng giả được ép chặt và chắc chắn tạo thành 1 hàm và lắp lên trên nướu thật với độ vừa khít, chính xác cao.
Mỗi 1 tình trạng răng miệng, thì bạn sẽ cần dùng hàm tháo lắp ở trên, dưới hoặc cả 2 khác nhau.
Ngoài ra, còn 1 hình thức phục hình răng đã mất khác đó làm trồng răng implant. Nhưng răng implant là cố định không tháo lắp được nhé.
Làm răng tháo lắp có hiệu quả không?
Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần nắm rõ ưu nhược điểm của làm răng tháo lắp nhé.
Ưu điểm của làm răng giả tháo lắp
- Không đau vì không tác động đến răng thật và xương hàm.
- Đặc biệt an toàn cho sức khỏe, không kích ứng, không tác dụng phụ.
- Vệ sinh cực tiện lợi và dễ dàng. Chẳng lo màng bám răng nhé.
- Đảm bảo nhu cầu ăn nhai. Thức ăn được nghiền nát trước khi tiêu hóa.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ trong khoảng 2 – 3 ngày.
- Chi phí rẻ, đặc biệt so với trồng răng implant.
Nhược điểm của làm răng tháo lắp
- Giảm thiểu sức nhai đáng kể. Đặc biệt nên kiêng các thức ăn cứng, dai, dính, dẻo….
- Thời gian đầu, khi ăn nhai khung hàm giả có thể gây đau nướu. 1 số trường hợp nướu yếu có thể gây tổn thương nướu.
- Hàm giả tháo lắp dễ rơi vỡ biến dạng nếu bệnh nhân không chú ý chăm sóc như nha sĩ dặn.
- Do không có tác dụng ngăn chặn tiêu xương. Nên răng tháo lắp thường bị lỏng lẻo sau khoảng 3 năm sử dụng do xương hàm tiêu dần. Bạn sẽ cảm thấy chệch nướu khi ăn nhai và đau nướu. Khi này bạn cần đi làm lại.
Các loại răng tháo lắp là gì?
Giả răng giả tháo lắp nhựa dẻo
Đây chính là loại răng tháo lắp mà bạn thường thấy ông bà mình tháo ra đó.
Bởi nó thích hợp dùng cho người: mất hết răng hoặc mất nhiều răng gần nhau.
Loại này có nền bằng nhựa và răng giả được ép chặt bên trên. Sau khi lắp vào hàm bệnh nhân thì chúng sẽ ôm sát vào nướu khá tiện lợi. Chúng có giá rẻ nhất trong các loại làm răng tháo lắp.
Tuy nhiên nhược điểm của nó là khá cồng kềnh, mang vào mới đầu sẽ thấy khá nặng và vướng víu trong miệng.
Độ bền của nó thường kéo dài khoảng 5 năm. Sau 1 quá trình ăn nhai và xương hàm tiêu đi thì răng giả lỏng dần và dễ bị rơi ra. Bạn cần đến phòng nha để làm lại.
Răng tháo lắp khung kim loại
Bạn đừng lo lắng vội khi nghe đến “kim loại” nhé.
Loại hàm này được thiết kế các răng giả trên nền nhựa, được kết hợp thêm 1 khung kim loại.
Nhưng khung kim loại này được cấu tạo từ hợp chất Ni-Cr hoặc Titanium. Hoàn toàn lành tính cho sức khỏe.
Loại răng giả tháo lắp này thích hợp cho những bạn bị mất 1 số răng, còn răng thật để làm trụ bám.
Ưu điểm của loại này là rất cứng chắc, nhỏ gọn hơn so với loại nhựa dẻo. Vậy nên nó vừa cho độ bền cao hơn lại vừa có sự chắc chắn hơn.
Tuy nhiên nhược điểm lại là sau 1 thời gian sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến răng thật, khiến nó yếu đi. Vì móc kim loại bám vào răng thật làm nó bị co kéo.
Trồng răng giả tháo lắp trên trụ implant
Với trường hợp này, nha sĩ sẽ phải gắn thêm từ 4 – 6 trụ implant vào trong xương hàm. Việc này tạo điểm tựa cho hàm giả cứng chắc hơn nên ăn nhai dễ hơn.
Ưu điểm của nó là có độ bền chắc cao. Bởi các trụ implant đóng vai trò như chân rằn thật, kết hợp với xương hàm tạo thành 1 thể thống nhất.
Giúp cho người bệnh hạn chế được tình trạng tiêu xương. Và không gây ra sự lệch lạc hay xê dịch hàm trong khi ăn nhai.
Thậm chí, nếu bạn chăm sóc tốt theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ. Nó có thể tồn tại vĩnh viễn.
Đổi lại thì nó có chi phí khá cao.
Ai nên dùng hàm răng tháo lắp?
Nhìn chung với đặc điểm nổi bật là không đau. Đáp ứng cho bệnh nhân bị mất nhiều răng cùng 1 lúc. Nên đại đa số người sử dụng phương pháp này là người cao tuổi.
Bạn có thể xem chi tiết tại bài quy trình 4 bước làm hàm tháo lắp nhé.
Tuy nhiên 1 vài trường hợp không may bị mất răng. Nhưng không đủ điều kiện làm răng implant thì hoàn toàn có thể sử dụng cách này.
Mục tiêu cuối cùng là đáp ứng khả năng thẩm mỹ, ăn nhai bình thường. Vậy nên bạn hãy chọn những cách khắc phục không chỉ phù hợp với sức khỏe mà còn phù hợp với kinh tế nữa nhé.
Bạn có thể xem bài so sánh làm răng giả tháo lắp hay cố định để hiểu rõ hơn nhé.
Lời kết
Chắc bạn đã biết làm răng giả tháo lắp là gì rồi phải không. Đây cũng là 1 phương pháp phục hình răng được sử dụng lâu đời nay. Và cho tới nay nó vẫn được sử dụng rộng rãi.
Nếu bạn còn thắc mắc bất cứ điều gì, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới. Nha khoa MiA sẽ giải đáp cho bạn ngay nhé!
Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.
Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: 098 52 72 668
Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/