Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng là gì và phải làm thế nào tốt nhất?

Tác giả: admin * Tham vấn y khoa: Chuyên gia Nha Khoa Quốc Tế Mia 08/12/2021

Nha khoa MiA cho e hỏi.

Em niềng răng được khoảng 6 tháng rồi. Trước thì bình thường, nhưng 1 tuần gần đây e thấy nướu có màu đỏ sẫm và hơi đau. Nhiều người bảo đó dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng khiến em rất lo lắng không biết có đúng không và phải điều trị thế nào ạ?

Mong được giải đáp sớm.

Câu hỏi của bạn Lan Khuê

Tụt lợi khi niềng răng là gì?

Tụt lợi hay còn gọi là lộ chân răng khi niềng. Là bệnh lý khi lợi bị co lại làm lộ bề mặt chân răng gây mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân.

Bạn cần phát hiện sớm và thăm khám xác định nguyên nhân chính xác để điều trị kịp thời. Giống như căn bệnh tiêu xương khi niềng răng.

Tụt lợi sau khi niềng răng khác với 1 số trường hợp tụt lợi muốn đi niềng răng và niềng răng bị hở lợi. Bạn click để xem nhé.

Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng

Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng là gì?

Căn bệnh này có những dấu hiệu rát rõ ràng và dễ nhận biết như:

  • Có hiện tượng chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Hỏi thở có mùi hôi
  • Nướu có màu đỏ sẩm, sưng và gây ra những cơn đau nhẹ
  • Cảm thấy đau ở nướu, khi dùng tay ấn vào sẽ thấy máu hoặc mủ chảy ra
  • Nướu bị thu hẹp, làm chân răng lộ ra nhiều
  • Răng lung lây khi sờ vào và có dấu hiệu yếu dần đi
  • Bị tê, buốt khi ăn do men răng bị mất hoặc ăn mòn

Với tình trạng của bạn Lan Khuê bên trên cũng là những dấu hiệu của bệnh tụt lợi khi niềng răng rồi nhé. Bạn có thể ghé qua nha khoa MiA Hà Nội để được thăm khám miễn phí và xác định nguyên nhân chính xác hơn nhé.

Tại sao bị lộ chân răng khi niềng?

Do cao răng

Khi gắn khí cụ niềng lên răng sẽ khiến bạn khó làm sạch răng. Khiến mảng bám dính ở kẽ răng và mắc cài dần dần và hình thành cao răng.

Dẫn đến các bênh như viêm nướu, viêm nha chu….

Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ biến chuyển thành tụt lời. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và kết quả của quá trình niềng răng.

Đánh răng không đúng

Đặc biệt với những bạn đang niềng răng. Bạn có thể bị tụt lợi khi

  • Đánh răng với bàn chải quá cứng
  • Đánh răng với lực quá mạnh khiến nướu chảy máu, bị viêm.

Do ăn uống

Ăn đồ mềm và tránh đồ dai cứng là những gì bạn được nhắc nhở khi niềng răng.

Nó không chỉ giúp cho mắc cài không bị bung gãy mà còn tránh cho bạn không bị lộ chân răng khi niềng đấy.

Do bệnh lý khoang miệng

Không điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi niềng hoặc bị bệnh răng miệng trong quá trình niềng.

Đều là những nguyên nhân khiến bạn dễ bị tụt lợi khi niềng răng hơn đấy nhé

Do tay nghề của nha sĩ

Khi niềng răng, bác sĩ dùng lực quá mạnh và không phù hợp với tình trạng răng của bạn. Khi ấy, răng sẽ rất dễ bị lung lây và có thể gây ra tình trạng tụt lợi khi chỉnh nha.

Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng

Hậu quả khi bị tụt lợi

Chân răng bị lộ ra nhiều.

Không chỉ khiến mất thẩm mỹ trầm trọng mà ngà răng cũng sẽ không được bảo vệ. Bạn sẽ thấy ê buốt răng khi ăn các loại đồ ăn nóng lạnh chua ngọt.

Trường hợp tụt lợi nặng còn khiến bạn có thể mất răng vĩnh viễn.

Bởi mô mềm xung quanh chân răng đã quá suy yếu không đủ vững để giữ răng nữa.

Lộ chân răng khi niềng cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Các căn bệnh như viêm nha chu, viêm nướu…. càng dễ tiến triển nặng hơn.

Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng

Có cách trị tụt nướu răng tại nhà không?

Ngay khi bạn có những dấu hiệu bên trên thì việc bạn cần làm là đến nha khoa.

Tại đó bạn sẽ được thăm khám kĩ càng và xác định nguyên nhân chính xác. Từ đó đưa ra phương án điều trị cụ thể, phù hợp.

Với trường hợp tụt lợi do cao răng thì bạn chỉ cần cạo vôi răng để làm sạch nơi trú ngụ của vi khuẩn.

Còn tụt lợi nặng bạn phải xử lý bằng cách ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

Nha sĩ có thể

  • Ghép lợi tự do tự thân
  • Ghép mô sinh học từ động vật
  • Lấy mô từ người khác

Để ghép vào cho bạn che phủ phần chân răng lộ ra.

Vì vậy bạn không nên tự ý điều trị tụt lợi tại nhà bằng những cách dân gian. Bởi khi chưa rõ nguyên nhân mà tự ý điều trị có thể khiến bạn bị nặng hơn gây hậu quả nghiêm trọng.

Cách phòng tránh niềng răng bị tụt lợi

Đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và làm sạch răng miệng.

Bạn cần sử dụng bàn chải phù hợp, máy tăm nước, bàn chải kẽ, nước súc miệng….

Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì bạn nên chải bằng

  • Các loại kem đánh răng có chất chống ê buốt
  • Ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Kết hợp với chế độ ăn uống ít đường, tránh gây sâu răng.

Nên tiến hành lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần đề hạn chế những nguy cơ mắc bệnh lý về răng gây ra tụt lợi. Trước khi niềng, bạn nên chú ý điều trị ổn định các bệnh lý về răng.

Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để ngăn ngừa những nguy cơ niềng răng sai cách dẫn đến tụt lợi.

Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng

Lời kết

Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng không hề khó nhận biết. Trong suốt quá trình niềng răng bạn cần chú ý để phát hiện sớm và đến thăm khám kịp thời nhé.

Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận MiA sẽ giải đáp sớm nhất.

NHA KHOA MIA – GỬI NIỀM TIN TRAO NỤ CƯỜI

Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.

Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.

Hotline: 098 52 72 668

Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/


    Đăng ký tư vấn miễn phí