Nhiệt miệng nên làm gì nhanh khỏi và không tái phát?

Tác giả: admin * Tham vấn y khoa: Chuyên gia Nha Khoa Quốc Tế Mia 16/11/2021

Nhiệt miệng là căn bệnh mà gần như ai cũng mắc phải, không giới hạn độ tuổi. Nó khiến bạn cảm thấy đau đớn, ăn uống khó khăn và có mùi hơi thở.

Vậy khi bị nhiệt miệng nên làm gì và nguyên nhân do đâu?

Nha khoa MiA sẽ giải đáp cụ thể cho bạn trong bài viết này nhé

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là khi trong niêm mạc miệng, lưỡi xuất hiện 1 hay nhiều đốm trắng to 1 – 2mm. Ban đầu đốm trắng bé và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn.

Càng về sau đốm càng to và mọng nước, cuối cùng là đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

Lúc này bạn sẽ thấy đau, khó ăn uống và nói chuyện. Thậm chí khiến miệng bạn có mùi hôi khó chịu.

Bởi vết loét gây ra bởi nhiệt miệng về cơ bản là một vết thương ở bên trong miệng. Vì cơ chế sinh học bên trong miệng chứa đầy các enzym tiêu hóa và axit ăn vào vết loét trong gây ra phản ứng, đây là nguyên nhân gây ra cơn đau của nhiệt miệng.

Vết loét nhiệt miệng có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Và sau 1 đến 3 tuần thì các vết nhỏ sẽ lành hoàn toàn, các vết loét lớn có thể kéo dài đến 6 tuần mới khỏi.

nhiệt miệng nên làm gì

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục?

Thông thường theo quan niệm cũ thì nhiệt miệng là do nóng trong, ăn đồ cay nóng quá nhiều.

Tuy nhiên trên thực tế thì nhiệt miệng còn do

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Stress, căng thẳng kéo dài
  • Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt đối với nữ giới)
  • Tổn thương miệng do đánh răng quá mức, các tai nạn khi chơi thể thao, vô tình tự cắn vào má bên trong miệng
  • Dinh dưỡng kém, thiếu hụt lượng vitamin B-12, kẽm, axit folic hoặc sắt
  • Những thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua
  • Thiếu hụt lượng vitamin B-12, kẽm, axit folic hoặc sắt
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Gây ra bởi Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng.

nhiệt miệng nên làm gì

Vậy nhiệt miệng nên làm gì?

Súc miệng

Bạn có thể súc miệng bằng

  • Nước muối pha loãng
  • Nước cốt dừa ép cùi dừa….

Là các loại nước súc miệng có tính sát khuẩn cao, làm sạch miệng và dịu cơn đau nhanh chóng. Các vết loét sẽ nhanh chóng lành lại.

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Mật ong cũng có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Vậy nên khi thoa vào vết nhiệt miệng nó sẽ giúp giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.

Đây cũng là cách cách chữa nhiệt miệng đơn giản, áp dụng được cả cho trẻ nhỏ.

Cách chữa nhiệt lưỡi, miệng bằng thuốc

Các loại thuốc bôi nhiệt miệng rất phổ biến. Chúng được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vết loét miệng.

Từ đó làm dịu và giảm đau nhanh chóng.

Tuy nhiên không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc này bởi nó có thể gây dị ứng.

Cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng cúc la mã

Loại hoa cúc này có chứa 2 hợp chất là azulene và levomenol, giúp kháng viêm và sát trùng vết thương.

Bạn có thể súc miệng bằng nước trà hoa cúc 3 đến 4 lần 1 ngày.

Hoặc có thể đắp bã trà lên vết nhiệt miệng trong vài phút để làm dịu các cơn đau khó chịu.

Mẹo chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa

Acid lauric trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cực cao. Giúp giảm đau, giảm sưng, giảm khó chịu do nhiệt miệng gây ra.

Bạn thoa trực tiếp dầu dừa lên vết nhiệt miệng 3 – 4 lần/ngày cho đến khi vết thương lành.

nhiệt miệng nên làm gì

Cách phòng tránh bị nhiệt miệng quanh năm

Nhiệt miệng rất dễ tái phát, bất cứ khi nào và mùa nào. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách

Cải thiện dinh dưỡng

Tránh thức ăn gây kích ứng như các loại hạt, gia vị mặn cay, trái cây có tính axit …. Thay vào đó là các loại thực phẩm lành mạnh như

  • Thực phẩm từ sữa như sữa và pho mát
  • Rau đã nấu chín, đóng hộp hoặc đông lạnh.
  • Khoai tây nghiền có chứa sữa để bạn tăng cường dinh dưỡng.
  • Trái cây, nấu chín hoặc đóng hộp. Applesauce là nhẹ nhàng.
  • Ngũ cốc nấu chín, mềm như kem lúa mì với sữa hoặc bột yến mạch.
  • Thịt cắt nhỏ, nấu chín như thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn.
  • Trứng nấu theo kiểu nào cũng được.
  • Bơ đậu phộng nguyên chất (không thành khối)
  • Súp nấu chín

Vệ sinh khoang miệng

Đánh răng bằng bàn chải mềm – dùng chỉ nha khoa – máy tăm nước… Để giữ cho khoang miệng của bạn sạch sẽ và không bị thức ăn thừa bám lại.

Tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfat.

Sinh hoạt khoa học

Hãy cố gắng giữ tinh thần vui vẻ và sảng khoái.

Đối với trẻ em không nên thức khuya hoặc ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc. Đặc biệt vào mùa nóng cần bổ sung thêm thực phẩm nhiều nước, mát.

nhiệt miệng nên làm gì

Lời kết

Nhiệt miệng là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, tuy nhiên nó rất dễ phòng tránh và điều trị. Hy vọng với những lưu ý nhiệt miệng nên làm gì của nha khoa MiA đã giúp bạn biết cần làm gì rồi nhé.

Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

NHA KHOA MIA – GỬI NIỀM TIN TRAO NỤ CƯỜI

Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.

Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.

Hotline: 098 52 72 668

Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/


    Đăng ký tư vấn miễn phí