5 lưu ý điều trị nha khoa khi mang bầu

Tác giả: admin * Tham vấn y khoa: Chuyên gia Nha Khoa Quốc Tế Mia 05/01/2022

Lưu ý điều trị nha khoa khi mang bầu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ cả bé và sức khỏe răng miệng?

Đây chắc hẳn là vấn đề mà nhiều mẹ bầu lo lắng.

Gia đoạn thai kỳ vô cùng nhạy cảm và cần được chăm sóc bảo vệ đặc biệt. Vì vậy hãy nắm rõ những thông tin nha khoa MiA chia sẻ tại đây nhé.

5 lưu ý điều trị nha khoa khi mang bầu

1. Thời điểm can thiệp điều trị

3 tháng đầu của thai kỳ là lúc thai nhi đang hình thành các cơ quan nên cần tránh can thiệp nha khoa.

Để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

3 tháng cuối của thai kỳ là thai nhi đã lớn, khiến mẹ khó khăn khi thực hiện các tư thế cần thiết để điều trị bệnh răng miệng. Điển hình như khi nằm quá lâu trên ghế nha khoa có thể dẫn đến hạ huyết áp khi nằm ngửa quá lâu.

Vì vậy đây là 2 thời điểm nên hạn chế can thiệp.

Trừ những trường hợp thực sự khẩn cấp.

3 tháng giữa là lúc thích hợp để thực hiện các phương pháp điều trị đối với những trường hợp nếu trì hoãn đến sau sinh sẽ gây nguy hiểm, chẳng hạn như nhổ răng, điều trị tủy.

Bạn xem thêm: những vấn đề răng miệng thường gặp khi mang thai

Lưu ý điều trị nha khoa khi mang bầu

2. Bệnh răng miệng nào nên can thiệp

  • Nhổ răng
  • Điều trị tủy
  • Cạo vôi răng

Là những trường hợp vẫn có thể thực hiện an toàn trong thai kỳ.

Còn những trường hợp khẩn cấp như viêm nướu, nhiễm trùng thì cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ sản khoa.

Theo các nghiên cứu, chụp X-quang nha khoa vẫn an toàn với phụ nữ mang thai vì liều lượng bức xạ trong một lần chụp tương đối thấp. Tuy nhiên vẫn nên hạn chế đến mức có thể và trong trường hợp cần thiết thì phải mặc áo chì để hạn chế lượng tia tiếp xúc với thai nhi

3. Sử dụng kháng sinh và thuốc tê

Các thuốc gây tê tại chỗ (có Epinephrine hoặc không) vẫn an toàn đối với phụ nữ mang thai.

Các loại thuốc kháng sinh như: Penicillin, Amoxicillin, Cephalosporins, Clindamycin, Metronidazole an toàn đối với thai kỳ.

Lưu ý

1 số loại kháng sinh có thể để lại di chứng cho bé như

  • Tetracycline (tạo màu trên răng)
  • Vancomycin (độc với tai / thận)
  • Streptomycin (độc với tai)

Nên không thích hợp sử dụng trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, theo ADA, nên tránh tuyệt đối ciprofloxacin, benzodiazepine và barbiturat.

Lưu ý điều trị nha khoa khi mang bầu

4. Sử dụng thuốc giảm đau

Cơn đau bắt nguồn từ răng có thể gây đau ở những vị trí khác như đau đầu làm cho bệnh nhân thấy căng thẳng.

Do đó, khi kê đơn thuốc giảm đau cần có sự tư vấn của bác sĩ. Thuốc giảm đau gây nghiện như có thể làm suy nhược hệ thần kinh trung ương và thuốc chống viêm không steroid có thể gây ra bệnh lý ống động mạch.

Do đó nên tránh sử dụng chúng trong thời kỳ mang thai. Theo khuyến nghị của FDA, Acetaminophen (Paracetamol) có thể được ưu tiên sử dụng trong thai kỳ.

5. Kiểm tra răng định kỳ

Số lần khám răng lý tưởng trong 3 tháng đầu là 2 lần.

3 tháng sau và 3 tháng giữa là mỗi kỳ một lần.

Sau khi lần kiểm tra đầu tiên có sức khỏe răng miệng tốt, cần kiểm tra xem có vệ sinh răng miệng trong 3 tháng giữa hay không và nên thực hiện điều trị theo kế hoạch trong giai đoạn này (ví dụ như nhổ răng, trám răng).

Lưu ý điều trị nha khoa khi mang bầu

Lời kết

Lưu ý điều trị nha khoa khi mang bầu là những điều vô cùng quan trọng mà mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ. Không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mình mà còn cho em bé trong bụng nữa.

Hãy để lại bình luận nếu còn thắc mắc.

NHA KHOA MIA – GỬI NIỀM TIN TRAO NỤ CƯỜI

Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.

Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.

Hotline: 098 52 72 668

Hoặc inbox ở Fanpage: https://wwwfacebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/


    Đăng ký tư vấn miễn phí