Chăm sóc răng đã lấy tủy như thế nào để không đau và giữ được răng?

Tác giả: admin * Tham vấn y khoa: Chuyên gia Nha Khoa Quốc Tế Mia 02/10/2021

Những chiếc răng đã lấy tủy sẽ yếu hơn nhiều so với răng khác. Dễ bị lung lay, vỡ và mất răng.

Chăm sóc răng đã lấy tủy như thế nào để tránh những vấn đề đó?

Nha khoa MiA sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây. Tin chắc sẽ giúp bạn có thể giữ được chiếc răng thật của mình đấy.

Răng sau khi điều trị tủy có gì khác?

Tủy răng chính là nguồn sống của răng. Chính vì thế sau khi điều trị chắc chắn bạn sẽ thấy

Răng không chắc

Khi mất tủy thì men răng, ngà răng không còn dẻo dai và đàn hồi nữa. Mà chuyển sang giòn dễ vỡ.

Vậy nên khi chịu tác động từ nhai, từ nhiệt độ thức ăn răng đã lấy tủy dễ bị vỡ vụn.

Thêm nữa chân răng cũng không còn khỏe để đứng vững ở hàm. Bạn sẽ thấy răng có dấu hiệu lung lay.

Chăm sóc răng đã lấy tủy

Sức nhai giảm

Răng không còn chắc chắn dẻo dai thì chắc chắn bạn sẽ chẳng còn nhai như trước được rồi.

Răng cũng không còn nhận ra được tính chất của các loại thức ăn để điều chỉnh lực nhai phù hợp.

Răng bị mòn

Tủy răng còn có tác dụng rất to lớn đó là tạo ngà răng liên tục để tránh răng bị mòn khi quá trình ăn nhai.

Vậy nên khi mất tủy thì ngà răng không được tái tạo liên tục. Đương nhiên lúc này răng sẽ bị mòn đi theo thời gian, qua quá trình ăn nhai.

Chăm sóc răng đã lấy tủy

Dễ bị sâu lại

Mất đi nguồn sống, răng có đề kháng yếu hơn. Khi ăn nhai các mảng bám mặc lại dễ dàng tạo thành lỗ hổng trên bề mặt răng.

Rất khó làm sạch.

Lâu dần sẽ hình thành ổ vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng, cao răng, viêm nhiễm….

Rụng răng

Khi răng không còn cảm giác thì bạn cũng sẽ khó phát hiện các lỗ sâu, các chỗ nứt vỡ sớm.

Đến khi quá nặng mới phát hiện ra thì không còn cách nào giữ được răng nữa rồi.

Chăm sóc răng đã lấy tủy

4 cách chăm sóc răng đã lấy tủy

Chính vì răng đã lấy tủy là cực kỳ yếu nên đòi hỏi bạn phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Tránh xảy ra những vấn đề khác.

1. Tái tạo thân răng

Răng sau khi chữa tủy phải được hàn bằng vật liệu phù hợp. Như vậy thân răng mới vững chắc.

Thậm chí với răng sâu vỡ nhiều.

Thì nha sĩ phải gia cố thêm chốt cắm vào ống tủy của chân răng. Thì phần răng thật còn lại mới vững và chịu được lực nhai.

Lưu ý

Trám răng sau khi lấy tủy chỉ có tác dụng bảo vệ tủy không bị viêm lại. Để bảo vệ răng tối ưu và giữ răng thật bạn cần bọc mão sứ nhé.

MiA cũng chia sẻ cách xử lý khi răng lấy tủy bị vỡ, so sánh cụ thể hàn trám và bọc răng sứ.

Bạn xem lại nhé.

2. Bọc lại càng sớm càng tốt

Với những răng đã phải chữa tủy thì để bảo vệ nó tối ưu nhất bạn nên bọc răng sứ.

Đảm bảo che kín chiếc răng yếu và vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ bình thường. Tránh những biến chứng không đáng có.

Chăm sóc răng đã lấy tủy

3. Cách ăn uống

Bạn nên hạn chế những thức ăn gây kích thích đột ngột cho tổ chức răng.

Như đồ quá nóng, quá lạnh, quá dai cứng….

Bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc áp lực quá lớn dễ dẫn đến nứt vỡ mão sứ bên ngoài.

Đồng thên bạn cũng nên miếng nhỏ và nhai kĩ. Tránh dồn áp lực làm việc quá sức cho răng đã chữa tủy.

4. Vệ sinh răng miệng

Ngoài việc đầu tư bàn chải đánh điện, máy tăm nước, chỉ nha khoa…. Để vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Thì cũng nên đến nha khoa định kỳ

Vừa là lấy cao răng, vừa phát hiện kịp thời sâu răng hoặc các biến chứng sau khi chữa tủy. Hoặc các vết nứt ở mão sứ mà ở nhà bạn chưa phát hiện ra.

Chăm sóc răng đã lấy tủy

Lời kết

4 cách chăm sóc răng đã lấy tủy không hề khó khăn và phức tạp. Bạn cần lưu ý chăm sóc và để ý chiếc răng tránh diễn biễn bệnh khác.

Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận. Nha khoa MiA sẽ giải đáp ngay nhé.

NHA KHOA MIA – GỬI NIỀM TIN TRAO NỤ CƯỜI

Với đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược Hà Nội – được đào tạo chuyên sâu về niềng răng. MiA sẵn sàng thăm khám miễn phí để đưa ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất cho bạn.

Các bạn đến địa chỉ 112 Nguyễn Tuân Thanh Xuân Hà Nội.

Hotline: 098 52 72 668

Hoặc inbox ở Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeMIA/


    Đăng ký tư vấn miễn phí